Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 Cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 Cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul] 

I. LÝ THUYẾT

Các biện pháp tu từ tiếng Việt

Tên

Khái niệm

Tác dụng

VD

So sánh

Đối chiếu SV, hiện tượng này với SV hiện tượng khác có nét tương đồng

Tăng sức gợi hình, gợi cảm

Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,

Tiếng mau rầm rập như trời đổ mưa.

Nhân hóa

Biến những vật vô tri thành con người (đặc điểm, tính chất, suy nghĩ, hành động, cảm xúc)

Khiến sự vật gần gũi với thế giới con người

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”

Ẩn dụ

(So sánh ngầm)

Gọi tên sự vật, hiện tượng này (SV A) bằng tên sự vật, hiện tượng khác (SVB) có nét tương đồng

Tăng sức gợi hình, gợi cảm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi -> thực

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. -> AD

-> Ánh sáng, nguồn sống

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng -> T

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ -> AD

-> Sự sống, bất tử 

Mặt trời xuống biển như hòn lửa -> Thực

Hoán dụ

Gọi tên sự vật, hiện tượng này (SV A) bằng tên của sự vật, hiện tượng khác (SV B) có nét tương cận (gần gũi, liên tưởng)

Tăng sức gợi hình, gợi cảm

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

-> người lính lái xe

Áo nâu liền với áo xanh,

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

-> nông dân, công nhân

Ngày Huế đổ máu/Chú Hà Nội về

-> chiến tranh

Điệp từ

Lặp lại một từ hoặc một cụm từ

- Nhấn mạnh nội dung

- Tạo tính nhạc, làm tăng sức biểu cảm

- Tạo nhịp điệu cho câu

Áo em thoang thoảng hương nhài,

Áo em say đắm một màu trầm hương.

Áo em ngày nhớ đêm thương,

Áo em chín nhớ mười thương anh chờ.

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Nói quá

Phóng đại quy mô, mức độ của sự vật, hiện tượng

- Nhấn mạnh, gây ấn tượng

- Tăng sức biểu cảm

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho

-> vẻ bề ngoài của cô gái, tạo tiếng cười

Gác kinh viện sách đôi nơi,

Trong gang tấc lại gấp mười quan san.

-> khoảng cách trong tâm hồn, nỗi buồn

Nói giảm nói tránh

Dùng cách nói tế nhị, uyển chuyển

- Giảm cảm giác đau buồn, ghê sợ

- Tránh sự thô tục, thiếu lịch sự

Bác đã đi rồi sao Bác ơi?

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời!

Chơi chữ

Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ

Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm

Còn trời, còn nước, còn non,

Còn cô bán rượu anh còn say sưa.

-> say rượu, say tình

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Nghìn vàng khôn chuộc mối bôi vôi

-> Dùng từ nhiều nghĩa về họ hàng nhà cóc để mỉa mai, châm biếm

Liệt kê

Sắp xếp hàng loạt các từ hoặc cụm từ cùng loại

Diễn tả sâu sắc, đầy đủ về tư tưởng, tình cảm

Tin vui chiến thắng trăm miền,

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.

Vui từ Đồng Tháp, An Khê,

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

-> Diễn tả sâu sắc cảm xúc hạnh phúc khi chiến thắng

Đảo ngữ

Thay đổi trật tự ngữ pháp thông thường của câu

Nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung cần diễn đạt

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

-> nhấn mạnh sự tiêu điều, xơ xác

Mọc giữa dòng sông xanh/Một bông hoa tím biếc

-> nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của bông hoa

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. BÀI TẬP 1

+ Hình ảnh “nàng trăng tự ngẩn ngơ” sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ “nàng”, “ngẩn ngơ” đã làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Trăng bỗng chốc hóa 1 người con gái đang thất thần, ngẩn ngơ, ngồi ngẫm ngợi, suy tư về cuộc đời.

+ Hình ảnh “rét mướt luồn trong gió” cũng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa “rét mướt” – “luồn”, gió rét đã hòa làm một, nhưng từ luồn đã tách đôi gió rét ra làm 2 vật thể riêng biệt. Đó là một cách vật thể hóa cái lạnh, chỉ mức độ cái lạnh của mùa thu, cái vô hình đã thành cái hữu hình nhờ động từ luồn.

2. BÀI TẬP 2

+ Biện pháp tu từ so sánh:

"Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi...": “Sông Đáy” được so sánh với “mẹ tôi”

"Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt": “Năm tháng xa quê” so sánh với trạng thái hẫng của “người bước hụt”

"Mẹ tôi đã già như cát bên bờ": “mẹ tôi” được so sánh với “cát bên bờ”

+ Tác dụng: Phép so sánh gợi ra hình ảnh của một dòng sông Đáy gắn liền với kí ức tuổi thơ, gắn liền với mẹ và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của tác giả. Sông Đáy hiện lên trong kí ức của đứa con xa quê như một sự vật nối liền hiện tại – quá khứ, giữa con – mẹ, giữa cá nhân – cộng đồng, quê hương. Có lẽ vì thế mà con sông Đáy trở thành một nguồn cảm hứng bất tận và cùng là mọt hình tượng thơ trở đi trở lại nhiều lần trong sáng tác của tác giả Nguyễn Quang Thiều mà chỉ cần chạm đến nó cảm xúc lại ùa về như thác lũ.

3. BÀI TẬP 3

+ Những câu hỏi trong bài thơ không hướng tới một đối tượng cụ thể nào nhưng những câu hỏi ấy có tác dụng bày tỏ thái độ, nỗi niềm, cảm xúc của tác giả.

+ Trong câu hỏi đầu tiên ‘‘Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” như một lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái, là lời mời mọc về chơi ở thôn Vĩ, cũng là câu hỏi đầy ngạc nhiên của cô em gái Vĩ Dạ đã quá lâu rồi chưa thấy anh về chơi; đồng thời cũng là lời tự hỏi, tự vấn của chính tác giả.

+ Trong câu hỏi thứ hai “Có chở trăng về kịp tối nay?” là một câu hỏi tu từ thể hiện niềm hi vọng, tình yêu thương thầm kín của tác giả. Nỗi băn khoăn, lo lắng liệu chiếc thuyền chở đầy trăng kia, mang tình yêu của người con gái ở thế giới ngoài kia có kịp để trở về trong tối nay với anh, với nhân vật trữ tình hay chỉ có sự chờ đợi vô vọng trong tiếc nuối mà thôi?

+ Trong câu hỏi cuối bài “Ai biết tình ai có đậm đà?” câu hỏi này làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời. Đại từ phiếm chỉ “ai” xuất hiện tới hai lần: một lần chỉ nhân vật trữ tình – em, một lần chỉ anh – tác giả Hàn Mặc Tử. Sống trong đau đớn, vật vã hàng ngày với những cơn bạo bệnh, Hàn luôn băn khoăn một nỗi niềm thầm kín – nỗi cô đơn, trống trải với chính mình.

=> Ba câu hỏi tu từ tạo nên sự chuyển mình trong tâm trạng của tác giả: từ nỗi mong mỏi trở về với thế giới tươi đẹp ngoài kia rồi sự băn khoăn, lo lắng liệu tình yêu có kịp trở về đến sự tiếc nuối, thất vọng khi tình cảm của con người dần phai nhạt khi cách xa. Đó chính là cấu tứ của bài thơ.

4. BÀI TẬP 4

+ So sánh: Trong bài thơ, tác giả sử dụng một loạt các hình ảnh so sánh miêu tả một cách chân thực, rõ nét, đặc sắc tình yêu đôi lứa.

+ Lặp cấu trúc: Hầu hết, bốn khố thơ sau đều là sự lặp lại tương phản, đối lập với bốn khổ thơ đầu tiên. Biên pháp giúp diễn tả chân thực, rõ nét những cảm xúc của nhân vật anh và em

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 Cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt, ôn tập ngữ văn 11 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net