Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 1: Dọc đường xứ Nghệ

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 1: Dọc đường xứ Nghệ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

DỌC ĐƯỜNG XỨ NGHỆ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Sơn Tùng

- Năm sinh – năm mất: 1928 – 2021

- Quê quán: Nghệ An

2. Tác phẩm

- Búp sen xanh xuất bản năm 2003, ghi lại quãng đời niên thiếu của Bác Hồ một cách công phu, thể hiện quá trình hình thành tính cách của bậc vĩ nhân mà tầm tư tưởng đã  vượt ra biên giới quốc gia được cả thế giới ngưỡng mộ. 

- Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử

2. Đọc – kể tóm tắt

- Ngôi kể: Ngôi thứ ba

- Bố cục:

+ Phần 1: từ đầu … “không cam chịu nộp mình cho giặc”: Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy, đền thờ Thục Phán.

+ Phần 2: tiếp … “thể hiện khát vọng của con người”: Câu chuyện về vùng Ba Hòn.

+ Phần 3: còn lại: Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Những địa danh lịch sử

- Cụ Phó Bảng đã dẫn hai người con đi qua các địa danh của xứ Nghệ, mỗi địa danh gắn với một câu chuyện.

=> Niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, truyền thống lịch sử của quê hương.

Địa danh

Đặc điểm

Câu chuyện gắn với địa danh

Đền Thục Phán

- Ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên lí.

- Nhìn từ xa, dãy núi có nhiều hình nhiều vẻ.

- Câu chuyện về ngôi đền: ngôi đền gắn với câu chuyện tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy, với thành Cổ Loa, vua Thục Phán….

Vùng Ba Hòn

- Hòn Lèn gần nhất giống một người cụt đầu đứng hiên ngang. Người ta gọi là Hòn Vai hoặc là núi “Tướng rơi đầu”

- Phía xa xa là hòn Trống Thủng.

- Từ Hòn Trống Thủng, một dãy núi dài dằng dặc sát chân trời, đó là núi Cờ Rách.

=> Những hòn núi có hình dáng và tên gọi rất đặc biệt.

- Có một vị tướng đánh thắng giặc phương Bắc rất nhiều trận nhưng trong một lần không may đã bị giặc chém đầu. Vị tướng nhoai người lấy đầu lắp lên cổ phi ngựa chạy trở về.

- Trên đường về gặp một ông lão ở phía bắc sông Mã, hỏi ông có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Ông lão tin. Tướng quân tiếp tục phi về.

- Về Diễn Châu gặp một bà già ở phía nam sông Bùng, hỏi bà có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Bà lão không tin. Đầu tướng quân rơi xuống đất. ông hóa thành hòn núi Hai Vai.

+ Ngựa hóa núi Mã.

+ Trống, cờ hóa núi Trống Thủng, Cờ Rách.

2. Suy nghĩ, tính cách của các nhân vật

a. Cậu bé Côn

- Có tính cách ham học hỏi, ham hiểu biết, khám phá

- Có khả năng nhận định sắc bén khi đã nhận xét về những nhân vật lịch sử, chỉ ra mặt đáng coi trọng và mặt cần phê phán của vua Thục.

- Những lời nhận xét của cậu bé vừa có sự hồn nhiên, đáng yêu, đúng lứa tuổi vừa xác đáng, đúng đắn, sâu sắc. Những nhận định của cậu bé Côn đã khiến cho ông cụ Phó bảng có chút sững sờ.

- Cậu bé Côn đã phát hiện ra: Nguyễn Du là người có tài năng và để lại một kho tàng những tác phẩm mang nhiều giá trị nhưng lại không được lập đền thờ vì quan niệm không coi trọng thơ văn của người xưa. Vậy mà có thằng ăn trộm bị đánh chết lại được lập đền thờ vì “đạo tặc tối linh tôn thần”.

=> Cậu bé Côn là người tinh tế, biết chú ý đến những điều đang diễn ra xung quanh mình, có những câu hỏi, phát hiện khiến mọi người phải suy nghĩ, trăn trở.

b. Nhân vật cụ Phó bảng

- Cụ Phó bảng dẫn các con đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của Nghệ An và giải thích cặn kẽ cho các con hiểu.

=> Nhận xét:

+ Là người am hiểu lịch sử dân tộc, có kiến thức sâu rộng.

+ Muốn giáo dục các con từ những câu chuyện xưa, nhắc nhở về cội nguồn, truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện. Và qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người.

- Qua câu chuyện, ta thấy thêm yêu đất nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông. Đồng thời, nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về cội nguồn, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc.

2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. Qua câu chuyện, gửi gắm những bài học sâu sắc.

- Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 1: Dọc đường xứ Nghệ, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net