Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

ÔN TẬP VÀ TƯ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

PHẦN 1: ÔN TẬP

I. NHẮC LẠI KIẾN THỨC 

Loại Tên Nội dung chính
Văn bản văn học
  • Mẹ

  • Ông đồ

  • Người đàn ông cô độc giữa rừng

  • Buổi học cuối cùng

  • Bạch tuộc 

  • Chất làm gỉ

  • Nỗi xúc động bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau nhớ về mẹ

  • Nỗi niềm bâng khuâng bồi hồi của tác giả trong dịp tết đến xuân về không còn hình ảnh ông Đồ và niềm tiếc nhớ 1 nét đẹp văn hóa truyền thống đã bị mai một

  • Khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên con người nơi đất rừng phương Nam mà đại diện là nhân vật chú Võ Tòng.

  • Nỗi niềm xúc động khôn nguôi của cả thầy và trò trong buổi học cuối cùng đồng thời nhắn nhủ tình yêu nước trong chiến tranh 

  • Đề cao lòng dũng cảm và tinh thần đồng đội tình yêu thương, sự gắn bó và chia sẻ trong khó khăn nguy hiểm

  • Đề cao tư tưởng phản đối chiến tranh và mong ước ca ngợi cuộc sống hòa bình

Văn bản nghị luậnThiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
  • Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

  • Phân tích vẻ đẹp của con người và thiên nhiên trong Đất rừng phương Nam và tình cảm của người viết với tác giả Đoàn Giỏi

  • Giới thiệu vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiếng gà trưa

Văn bản thông tin
  • Ca Huế

  • Hội thi thổi cơm

  • Văn bản giới thiệu ca Huế một hoạt động âm nhạc truyền thống lâu đời và rất nổi tiếng ở Huế

  • Giới thiệu về hoạt động thi thổi cơm của các địa phương ở miền Bắc

II. GHI NHỚ KIẾN THỨC

- Thơ bốn chữ, năm chữ:

+ Chú ý số tiếng ở mỗi dòng, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc cùng biện pháp tu từ có trong bài

-   Truyện ngắn tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng

+ Chú ý cốt truyện, thể loại tình huống truyện, nhân vật cùng đặc sắc nghệ thuật

-   Nghị luận văn học

+ Chú ý đến bố cục, cách triển khai vấn đề cùng đặc sắc nội dung nghệ thuật

-   Văn bản thông tin

+ Chú ý đến cách trình bày, bố cục văn bản cùng đặc sắc nghệ thuật

Tóm tắt văn bản

-   HS chọn 1 văn bản mình yêu thích trong sách ngữ văn lớp 7 tập 1 rồi tóm tắt.

III. SO SÁNH ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA VĂN BẢN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC VỚI VĂN BẢN GIỚI THIỆU QUY TẮC LUẬT LỆ CỦA MỘT HOẠT ĐỘNG HAY TRÒ CHƠI

  • Mục đích:

+ Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật: làm rõ nhân vật ấy có đặc điểm gì thông qua các yếu tố như: ngoại hình, suy nghĩ nội tâm, cách ăn mặc...., qua nhận xét của các nhân vật khác và người kể chuyện...

+ Văn bản giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi:Nhằm giới thiệu cho người đọc những quy định luật lệ cần tuân thủ khi tham gia một trò chơi.

  • Nội dung: 

+ Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật: Dùng lý lẽ và dẫn chứng để trình bày quan điểm về nhân vật trong tác phẩm

+ văn bản giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: trình bày thuộc tính kết quả tính có ích hoặc có hại của hiện tượng

  • Hình thức:

+ Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật: Sử dụng hệ thống luận điểm luận cứ cùng phép lập luận 

+ văn bản giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Sử dụng các câu văn trung tính nếu đặc điểm cấu tạo thuộc tính luật lệ của đối tượng được nhắc đến

  • Lời văn:

+ Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật: Hệ thống lý lẽ dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm của người viết

+ văn bản giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Lời văn trung tính, khách quan đưa ra thông tin rõ ràng chuẩn xác

IV. NÓI VÀ NGHE

HS có thể kể các hoạt động nói và nghe sau mỗi bài để thấy có liên hệ chặt chẽ với nội dung văn bản đọc hiểu.

Ví dụ: Hoạt động giới thiệu về quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi có liên quan chặt chẽ tới bài đọc  Ca Huế và Hội thi thổi cơm

PHẦN 2: TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
CDCAAC

2. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
BCAC

3. Viết đoạn văn ngắn

  • Đề 1:

+ HS có thể chọn các nhân vật trong các tác phẩm tiêu biểu để phân tích: Nhân vật Võ Tòng ( Người đàn ông cô độc giữa rừng – Đoàn Giỏi), Nhân vật Nguyễn Sinh Cung  ( Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng), Thuyền trưởng Nê – mô (  Bạch Tuộc -  Véc nơ)....

+ Yêu cầu:

- Nhân vật trong tác phẩm truyện mà em đã học ở sách Ngữ Văn 7 tập 1 mà em yêu thích là nhân vật nào? 
- Phân tích đặc điểm nhân vật ấy thông qua các phương diện: ngoại hình, suy nghĩ nội tâm, ngôn ngữ, trang phục.... qua lời các nhân vật trong truyện hoặc qua lời người kể chuyện 
- Cảm nghĩ đánh giá, nhận xét của em về nhân vật đã phân tích

  • Đề 2: 

Gợi ý:

+ Hai khổ thơ viết về cái gì?

+ Thể hiện tâm trạng nào của người viết? Nói hộ người đọc những gì

+ Hình thức, ngôn ngữ của hai khổ thơ có gì độc đáo?

+ Cảm nhận của HS về hai khổ thơ trên.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com