Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 3: Bạch tuộc

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 3: Bạch tuộc. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

BẠCH TUỘC

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Giuyn Véc-nơ 

- Năm sinh – năm mất: 1828 - 1905

- Quốc tịch: Pháp

- Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "cha đẻ" của thể loại này.

- Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.

2. Tác phẩm

- Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển.

- Sáng tác năm 1870

- Hoàn cảnh sáng tác: Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai; bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp

 3. Thể loại truyện khoa học viễn tưởng

- Khái niệm: là những tác phẩm văn học mà ở đó, tác giả tưởng tượng, hư cấu dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ. 

- Đề tài: gắn với các lĩnh vực khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng Trái Đất.

- Sự kiện trong truyện: có thể bắt đầu từ sự kiện có thật; từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện.

- Tình huống trong truyện: khoa học viễn tưởng thường đột ngột, bất ngờ, có phần li kì, mạo hiểm,...

- Cốt truyện: gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ; với những sự kiện "đi trước thời gian", những tình huống táo bạo, bất ngờ.

- Nhân vật: thường là những con người thông thái (nhà khoa học, nhà phát minh, sáng chế,...) trong các lĩnh vực (đề tài) mà tác phẩm đề cập.

- Bối cảnh trong truyện khoa học viễn tưởng thường gắn với đề tài của truyện.

4. Đọc văn bản

- Thể loại: truyện khoa học viễn tưởng

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất

-> Làm câu chuyện trở nên chân thực, đáng tin.

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu .... đến "Đèn trên trần bật sáng": Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ.

+ Phần 2: Còn lại: Cuộc chiến của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.

- Sự kiện: Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Hình ảnh con Bạch tuộc

- Hoàn cảnh xuất hiện: Tàu No-ti-lớt lặn xuống biển, cách mặt biển một ngàn năm trăm mét.

- Cuộc nói chuyện của Nét Len với nhân vật tôi về những con bạch tuộc: là một con vật to lớn, khổng lồ, rất đáng sợ, bí ẩn dưới đại dương.

- Con bạch tuộc được miêu tả rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng.

- Đây là một con vật rất to lớn, như một con quái vật dưới biển sâu. Trong miêu tả của tác giả, có những chi tiết giống với đặc điểm thực tế của loài bạch tuộc, có những chi tiết mang tính tưởng tượng. 

=> Bằng trí tưởng tượng rất phong phú, tác giả đã giúp độc giả hình dung được một loài vật đáng sợ.

2. Cuộc chiến đấu với con bạch tuộc

- Cuộc chiến đấu diễn vô cùng cam go, kịch tính.

- Kết quả:

+ Đàn bạch tuộc hung hãn, tàn bạo, sẵn sàng giết chết đoàn thủy thủ nhưng cuối cùng đã nhận kết cục thua trận, phải chạy trốn xuống biển.

+ Đoàn thủy thủ dũng cảm, kiên cường chống lại lũ quái vật biển sâu. Thủy thủ Nê-mô mình nhuốm đầy máu,  đau đớn trước sự hi sinh của một người đồng hương.

-  Những người thủy thủ: chiến đấu anh dũng, có tinh thần đoàn kết, tình yêu thương, không ngại nguy hiểm để cứu đồng đội của mình.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, kịch tính, hấp dẫn.

+ Sử dụng những từ ngữ giàu sức biểu cảm cùng những câu cảm thán bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người tham gia cuộc chiến giúp người đọc hình dung rõ được sự cam go, nguy hiểm của cuộc chiến.

Con bạch tuộc

Đoàn thủy thủ

Một cái vòi dài trườn xuống dưới thang như một con rắn, hai chục cái vòi nữa thì ngoằn ngoèo ở phía trên.

- Sẵn sàng giáp chiến với con bạch tuộc khổng lồ.

- Thuyền trưởng Nê-mô chặt đứt phăng cái vòi khủng khiếp.

- Một cái vòi lao tới, nhấc bổng người thủy thủ lên.

- Thuyền trưởng Ne-mô chặt đứt phăng cái vòi khủng khiếp.

- Viên thuyền phó, các thủy thủ và ba nhà khoa học chiến đấu với những con bạch tuộc khác đang bò trên thành tàu.

Tám vòi thì bảy vòi bị chặt đứt, cái vòi còn lại vẫn quấn chặt người thủy thủ trên không.

- Thuyền trưởng và mọi người định lao đến cứu người thủy thủ.

- Phun ra chất lỏng màu đen.

- Cuốn theo một người thủy thủ xuống biển.

- Ai cũng sôi sục tinh thần căm thù.

Một con bạch tuộc quật ngã Nét, định nuốt chửng anh.

- Nét phóng lao nhọn vào mắt con quái vật.

- Nê-mô lao đến cứu Nét.

Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, lặn xuống biển sâu.

Đoàn thủy thủ chiến thắng, đứng lặng người nhìn xuống biển cả.

=> Đàn bạch tuộc hung hãn, tàn bạo, sẵn sàng giết chết đoàn thủy thủ nhưng cuối cùng đã nhận kết cục thua trận, phải chạy trốn xuống biển.

=> Đoàn thủy thủ dũng cảm, kiên cường chống lại lũ quái vật biển sâu. Trong cuộc chiến đó, ta không chỉ thấy được sự anh dũng mà còn thấy được tinh thần đoàn kết, tình yêu thương. Những người thủy thủ không ngại nguy hiểm để cứu đồng đội của mình, và họ rất đau đớn trước sự hi sinh của một người đồng hương.

3. Các chi tiết đặc sắc

- Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học:

+ Sự ra đời của tàu ngầm.

+ Hình ảnh con bạch tuộc - một loài vật mà có người đã trực tiếp thấy.

- Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn:

+ Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét. => Khi tác phẩm ra đời, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai nhưng tác giả đã tưởng tượng đến viễn cảnh chiếc tàu có thể lặn được thực tế ở độ sâu hai, ba ngàn mét.

+ Chi tiết miêu tả những con bạch tuộc: lao nhọn, súng bắn đều vô hiệu, bạch tuộc rất to lớn, khổng lồ, vòi của bạch tuộc có khả năng mọc lại, đặc điểm của loài bạch tuộc...

=> Lúc này, chỉ một số người đi biển mới nhìn thấy bạch tuộc, nhưng tác giả đã có thể hình dung được những đặc điểm cụ thể của loài bạch tuộc (về kích cỡ), tưởng tượng ra trận chiến giữa chúng với đoàn thủy thủ.

=> Tác giả đã dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ cùng với những hiểu biết của mình và trí tưởng tượng phong phú để sáng tạo nên một câu chuyện kịch tính, li kì, hấp dẫn, mở ra một thế giới mới mẻ, thú vị cho độc giả.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Văn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ. Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ.

2. Nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị.

Từ ngữ giàu gợi hình gợi cảm.

- Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, những câu cảm thán.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 3: Bạch tuộc, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com