Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2: Ông đồ

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2: Ông đồ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

ÔNG ĐỒ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Vũ Đình Liên

- Năm sinh – năm mất:  1913 – 1996

- Quê quán:  Hải Dương.

- Là một trong những lớp đầu tiên  của phong trào thơ mới, nhà giáo nhân dân Việt Nam.

- Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

2. Tác phẩm Ông đồ

- Sáng tác 1939, in lần đầu tiên trên báo “Tinh hoa”.

- Bài thơ “Ông đồ” tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác.

“Ông đồ là di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn”  (Lời của Vũ Đình Liên)

3. Đọc văn bản

- Thể loại: năm chữ

- Nội dung: Viết về ông đồ thời vắng bóng. Nếu như trước kia ông đồ được mọi người yêu mến, ca ngợi thì nay đã bị quên lãng “qua đường không ai hay”. 

- Bố cục:

+ Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Hình ảnh ông Đồ thời đắc ý.

+ Phần 2 (2 khổ tiếp theo) :  ông Đồ thời Nho học lụi tàn.

+ Phần 3 (còn lại): Tâm trạng của tác giả.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Ông đồ thời Nho học thịnh hành

- Hoàn cảnh: khi tết đến xuân về.

- Khung cảnh

+ Hoa đào nở

+ Phố đông

- Hành động

+ Bày mực tàu, giấy đỏ

- Mỗi năm, lại  Hình ảnh ông đồ đã trở nên thân quen, xuất hiện đều đặn giữa cảnh sắc ngày tết.

 - Tài năng: “Hoa tay…rồng bay”

 Nghệ thuật so sánh, ông đồ như một nghệ sĩ đang trổ tài với những nét chữ uốn lượn sang trọng.

=> Trong không gian tấp nập, nhộn nhịp, đông vui của phố phường những ngày đầu xuân, ông đồ già xuất hiện cùng những đồ dùng quen thuộc. Hình ảnh ông đồ xuất hiện như một điều hiển nhiên, lặp đi lặp lại tuần hoàn, khi hoa đào nở là thấy ông đồ già.

- Thái độ của mọi người

+ Bao người thuê viết

+ Tấm tắc khen tài

=> Ông đồ là hình ảnh  không thể thiếu, là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ.

 => Ông đồ thời đắc ý khi các nhà Nho được coi trọng, ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn.

2. Ông đồ thời Nho học lụi tàn

- Khung cảnh:

+ Mỗi năm mỗi vắng => Miêu tả không gian, cho thấy sự tàn lụi của Nho học ngày càng rõ nét.

+ Người thuê viết nay đâu? => Câu hỏi tu từ để hỏi thời thế cũng chính là tự vấn bản thân.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình:

+ Giấy đỏ, mực, nghiên buồn bã => Những hình ảnh gợi sự cô đơn, buồn tủi của đồ vật hay cũng chính là của con người.

+ Lá vàng rơi, mưa bụi bay => Những hình ảnh tả cảnh ngụ tình, gợi lên nỗi lòng của ông đồ. Lá vàng rơi gọi sự cô đơn, tàn tạ, chia li; mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo, buồn bã. Miêu tả khung cảnh cũng chính là miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi của số phận.

- Hành động: ông đồ vẫn ngồi đấy.

=> Nỗi buồn tủi của ông đồ như thấm vào những vật vô tri, vô giác.

- Biện pháp nghệ thuật: điệp từ “mỗi”; nhân hóa “giấy đỏ buồn”, “nghiên sầu”; câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?”

=>  Ông đồ trơ trọi, lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời.

=> Ông đồ thời suy tàn.

=> Sự đối lập khung cảnh với hai khổ thơ đầu: mở đầu là khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp nhưng giờ đây chỉ có ông đồ vẫn vậy, thời thế đã đổi thay. Vẫn là ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy, nhưng giờ đâu không ai thuê viết, không ai ngưỡng mộ tài năng, học vấn của họ nữa. Trong khung cảnh ngày xuân, hình ảnh ông đồ hiện lên đìu hiu, buồn bã, lẻ loi giữa phố đông.

3. Nỗi niềm của tác giả

- Kết cấu đầu cuối tương ứng (Hình ảnh hoa đào) chặt chẽ làm nổi bật chủ đề: “Cảnh cũ người đâu” .

=> Sự thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ.

- Ông đồ xưa: Hình ảnh ông đồ đã trở thành dĩ vãng,  vắng bóng trong cuộc sống hiện đại.

=> Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ với lớp người đã cũ… Câu hỏi như gieo vào lòng người  đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt.

- Nhà thơ thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ

- Niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

- Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.

2. Nghệ thuật:

- Sử dụng bút pháp lãng mạn.

- Thể thơ ngũ ngôn hiện đại

- Xây dựng những hình ảnh đối lập

- Kết hợp biểu cảm, kể, tả.

- Lời thơ gợi cảm xúc.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2: Ông đồ, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com