[toc:ul]
1. Điện tích
Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr62)
Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. Một vật có thể nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc với vật nhiễm điện khác hoặc do hưởng ứng.
Kết luận
2. Tương tác giữa các điện tích
Sự hút hoặc đẩy giữa các điện tích được gọi là sự tương tác điện.
Thực nghiệm cho biết các điện tích trái dấu thì hút nhau, các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
Các vật đã tích điện cũng có thể hút các vật chưa được tĩnh điện.
Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr63)
Các ví dụ có thể xuất hiện trong thực tiễn như khi lau thì bụi bám vào màn hình ti vi, máy tính,…
Thực hành, khám phá (SGK – tr63)
Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr64)
Lực mà hai điện tích tác dụng lên nhau tuân theo định luật Coulomb.
1. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong chân không
Định luật Coulomb: Lực hút hoặc đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
$F=k\frac{q_{1}q_{2}}{r^{2}}$
Trong đó:
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi (chất cách điện)
Khi đặt các điện tích điểm trong một môi trường đồng tính thì lực tương tác điện giữa chúng giảm đi lần so với khi đặt chúng trong chân không.
Biểu thức của định luật Coulomb trong trường hợp này là:
$F=k\frac{q_{1}q_{2}}{\varepsilon _{o}r^{2}}$
Trả lời Ví dụ (SGK – tr65)
Độ lớn của lực:
$F=k\frac{|q_{1}q_{2}|}{r^{2}}$
Thay số, với |q$_{1}$| = |q$_{2}$| = 1,0.10$^{-9}$ C; r = 4,0 cm ta được F = 5,6.10$^{-6}$ N
Phương và chiều của lực: Phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích, chiều như hình 1.6.