Trình bày phương pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Hãy kể tên một số thiết bị nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của trường em...

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Trình bày phương pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

2. Hãy kể tên một số thiết bị nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của trường em và cho biết những thiết bị này dùng để nghiên cứu lĩnh vực nào của sinh học.

3. So sánh đặc điểm của kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử.

Câu trả lời:

1. Phương pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm:

- Người nghiên cứu cần tuân thủ các quy định để giữ an toàn cho bản thân và các thiết bị, tài sản của phòng thí nghiệm:

+ Các lưu ý về an toàn cháy nổ, an toàn về hoá chất: Khi làm việc với những hoá chất độc hại dễ bay hơi cần phải thực hiện ở nơi có tủ hút khí độc hoặc ở nơi thoáng khí. Tuân thủ các quy tắc pha hoá chất để tránh xảy ra cháy nổ, đặc biệt khi sử dụng acid hoặc những chất dễ cháy nổ như cốn. Kiểm tra sự vận hành của các thiết bị phòng chống cháy nổ, các máy móc hút mùi, chống độc, các trang thiết bị cấp cứu khi có sự cố.

+ Vận hành thiết bị trước khi sử dụng bất cứ thiết bị nào trong phòng thí nghiệm, người nghiên cứu cần phải nắm được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị để có thể thu được kết quả chính xác nhất và không làm hư hại máy móc, thiết bị. Cần ghi lại nhật kí làm việc và tình trạng hoạt động vận hành của máy móc.

+ Trang bị cá nhân: Tuỳ theo từng yêu cầu của nghiên cứu mà mỗi người khi làm việc trong phòng thí nghiệm cần phải có các trang thiết bị riêng biệt. Thông thường, để đảm bảo an toàn, người thực hiện nghiên cứu phải mặc áo choàng, găng tay, kính bảo hộ hoặc mặt nạ để tránh tiếp xúc với hoá chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh. 

+ Thực hiện đúng các nội quy an toàn trong phòng thí nghiệm.

2. Một số thiết bị nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:

- Kính hiển vi: nghiên cứu công nghệ tế bào

- Kính lúp: nghiên cứu công nghệ sinh học vi sinh

- Tủ ấm: nghiên cứu công nghệ sinh học vi sinh

- Máy ly tâm: nghiên cứu công nghệ tế bào

3. So sánh đặc điểm của kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử:

- Kính hiển vi quang học:

+ Nguồn sáng: nguồn sáng điện hoặc ánh sáng mặt trời

+ Độ phóng đại: 1500 lần

+ Độ phân giải: 200nm

+ Mục đích sử dụng: nghiên cứu cấu trúc hiển vi của tế bào

- Kính hiển vi điện tử:

+ Nguồn sáng: các chùm electron

+ Độ phóng đại: 50 triệu lần

+ Độ phân giải: nhỏ hơn 1Ao

+ Mục đích sử dụng: nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử.

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com