Văn mẫu 7 cánh diều bài 1: Viết bài văn kể lại một sự việc thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiệm lịch sử

Đề bài: Viết bài văn kể lại một sự việc thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiệm lịch sử. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Trình bày ý kiến của em về tình yêu thương loài vật được gợi ra từ nhân vật Mên và Mon trong văn bản Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều.

Bài làm

Câu chuyện “ Bầy chim chìa vôi” của Nguyễn Quang Thiều đã in sâu vào tâm trí người đọc về tình yêu thương loài vật của hai nhân vật Mên và Mon. Đó là sự lo lắng cho sự an toàn của những chú chim non chia vôi vào ngày mưa to, nước ngập úng. Hay đó còn là sự tò mò, quan tâm đến nơi ở của những chú chim. Đặc biệt là sự hoảng sợ và xúc động nghẹn ngào khi chú chim non đã vượt lên chính mình để cất cánh bay những bước đầu tiên.Tình yêu thương loài vật là một tình cảm cao đẹp, yêu quý các loài động vật xung quanh chúng ta. Hai nhân vật Mên và Mon đã khiến chúng ta hiểu thêm về tình yêu thương loài vật. Tình yêu thương được biểu hiện qua các hành động cụ thể như : chăm sóc, yêu thương, gắn bó với các loài vật nhỏ xung quanh mình; quan tâm những động vật bị bạo hành, không nên sát hại động vật đặc biệt là động vật hoang dã. Con người ngày càng trở nên vô cảm và tàn nhẫn với các loài vật, họ nuôi loài vật vì mục đích kinh tế chứ không phải bằng tình yêu thương đối với chúng,bởi thế, họ sẵn sàng hành hạ hoặc hủy diệt sự sống của chúng khi không cần chúng nữa,đó là một thực trạng đáng buồn của xã hội ngày nay. Con vật nuôi cũng như con người, chúng rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ. Dù cuộc sống có phát triển, không gian trở nên chật hẹp nhưng khi đã nuôi chúng, con người cần phải dành cho chúng một tình cảm tốt đẹp, cần phải biết yêu thương và dành cho chúng sự chăm sóc cần thiết.Hãy xây dựng một tình cảm tốt đẹp đối với động vật nuôi. Phải yêu thương chúng như yêu thương cuộc sống của chúng ta, chỉ khi biết yêu thương loài vật nuôi, con người mới biết yêu thương lẫn nhau.Con người không thể tồn tại mà không có các loài vật, vì vậy hãy yêu thương các loài vật nuôi và ra sức bảo vệ chúng,đừng để đến một ngày nào đó, ta chỉ còn mường tượng chúng qua hình ảnh trong sự hối tiếc muộn màng. Chính vì thế, chúng ta không chỉ phải biết yêu thương muôn loài, tạo môi trường sống cho các loài động vật mà còn kêu gọi mọi người phải biết trân trọng yêu thương động vật, không tàn sát và làm hại chúng.

Bài văn mẫu 2: Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.

Bài làm

Một mùa hè trên quê hương em nóng nực, oi bức đã qua đi thay vào đó là mùa thu mang làn gió se se đến làng hoa Tây Tựu em. Cảnh thu ở làng em đặc sắc nhất là những cánh đồng hoa trải dài bất tận đó là những loài hoa cúc, hoa huệ, hoa loa kèn, hoa hồng, hoa ly,.... Những cánh đồng điểm tô màu sắc khác nhau làm cho quê hương trở nên thơ mộng, như những dải lụa thẳng tắp. Từng đợt gió nhè nhẹ, chim hót líu lo, hai hàng cây lim dẫn vào làng đã nhuộm màu vàng rụng xuống. Dưới những ruộng hoa là các bác nông dân đang miệt mài cắt tỉa những bông hoa đẹp nhất mang ra chợ bán sớm để chi tiêu hằng ngày. Em thích mùa thu là bởi vì mọi người làng em đi làm không bị cái nắng mùa hè thiêu đốt và những mùa bão, hạn hán tàn phá. Mùa thu ở quê em không chỉ có những cánh đồng hoa bát ngát mà còn hương vị của cốm do các cụ cao tuổi, các bà trong làng làm để con cháu biết về hương vị xưa. Mùa thu khiến mọi người sảng khoái tinh thần hơn, nhiệt huyết hơn bởi làng em sẽ phải dâng hương làm lễ cầu mùa thu lớn. Thật là thú vị biết bao! Lũ trẻ được chơi đùa vui vẻ làm em nhớ khi mình còn bé được bà dẫn đi xem làm cốm, đi dâng hương. Đó là những khoảnh khắc đẹp nhất trong tâm trí em. Đối với em, mùa thu đẹp nhất là bởi cảnh quê và được chơi đùa cùng với các bạn. Em rất yêu cảnh thu ở quê hương em. Sau này nếu có đi xa thì mùa thu trong em là cảnh đẹp tuyệt vời, với những mùi cốm mang hương vị gia đình thật là ấm áp biết bao!

Bài văn mẫu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng

Bài làm

Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” là một trong những đoạn văn tiêu biểu trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Văn bản sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, thông qua đó người đọc hình dung được phong cảnh thiên nhiên cũng như thói quen sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Đoàn Giỏi đã khắc họa thành công nhân vật của mình thông qua việc miêu tả kết hợp kể về hình dáng, lời nói, hành động của nhân vật. Chính những điều đó mà nhân vật của ông mang đậm chất Nam Bộ. Bên cạnh đó, bằng việc thay đổi linh hoạt ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, nhân vật hiện lên dưới ngòi bút của tác giả rõ nét, trung thực và khách quan hơn.

Bài văn mẫu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc

Bài làm

Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ gần gũi, quen thuộc, sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.

 

Bài văn mẫu 5:Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Bài làm

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu: Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.Nói rồi, vua bạn cho Quốc Toản một quả cam. Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: “vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý.Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

Bài văn mẫu 6: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể về sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích

Bài làm

Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp ác liệt, rất nhiều người con Việt Nam đã quên mình chiến đấu để giải phóng tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến đội quân tóc dài - những người phụ nữ trong cuộc chiến. Và tiêu biểu là bà Nguyễn Thị Minh Khai - người nữ chiến sĩ Cộng Sản đầu tiên.

Bà Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tỉnh Nghệ An. Bố bà là người Hà Nội, còn mẹ là người Hà Tĩnh. Năm 1919, bà bắt đầu học chữ Quốc ngữ rồi vào trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh (Nghệ An). Đến năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, giữ vai trò là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ.

Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến Thủy. Sau đó, bà sang Hương Cảng làm thư ký cho Nguyễn Ái Quốc ở văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản.

Nhưng không may, trong một lần hoạt động vào năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong. Sau đó bà thành hôn với Lê Hồng Phong và học tại trường Đại học Phương Đông. Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam k ỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại đây, bà là một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936 - 1939 ở Sài Gòn. Thời gian này, bà lấy bí danh là Năm Bắc.

Năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của xứ ủy Nam kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tuy nhiên, bà vẫn liên lạc với bên ngoài và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 26 tháng 8 năm 1941. Trước khi bị xử tử, bà không hề nao núng hay sợ hãi, mà đã khẳng khái lên án tội ác thực dân Pháp và hô to: "Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!".

Bà Nguyễn Thị Minh Khai là một tấm gương lớn về tinh thần yêu nước. Bà là một nữ anh hùng của đất nước ta. Nhờ có bà và vô vàn những chiến sĩ khác, mà chúng ta mới được hưởng cuộc sống thái bình, độc lập như ngày hôm nay.

Bài văn mẫu 7: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể về sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích

Bài làm

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam chúng ta có rất nhiều vị anh hùng dũng cảm đã đứng lên để bảo vệ non sông bờ cõi của nước ta. Trong những vị anh hùng kiên cường dũng cảm đó em luôn cảm thấy yêu mến và ngưỡng mộ hai vị nữ anh hùng Hai Bà Trưng. Hai Bà là một trong những nữ tướng ít ỏi trong lịch sử nước ta khiến kẻ thù phải khiếp sợ hồn bay mất vía. Sau khi làm chủ vùng đất Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc của nước ta hiện nay, bà Trưng Trắc lên làm vua và lấy hiệu là Trưng Vương. Bà đã nối tiếp truyền thống hào hùng của thời Vua Hùng để lại bảo vệ bờ cõi lãnh thổ của quê hương mình. Nhưng, sau đó không lâu quân xâm lược đã quay trở lại mục đích thôn tính nước ta một lần nữa. Lúc này Hai Bà Trưng kiên quyết chống trả bằng ý chí quật cường, nhưng do quân địch quá đông và mạnh mẽ nên Hai Bà Trưng đã thất bại và tử trận tại Hát giang song tinh thần chiến đấu quật cường của hai bà luôn còn sống mãi với non sông đất nước Việt Nam chúng ta. Dù cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng bị thất bại nhưng nó đã làm nên ý nghĩa vô cùng to lớn, tên tuổi của hai bà đã được lưu danh sử sách về hai vị nữ lãnh tướng đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Dù là thân phận nữ nhi sống trong thời kỳ trọng nam khinh nữ nhiều điều lễ giáo ràng buộc, nhưng Hai Bà Trưng đã thể hiện ý chí của mình không chịu thua kém các đấng nam nhi, khi giặc tới nhà thì đàn bà cũng phải đánh. Các con cháu thế hệ hôm nay luôn khắc cốt ghi tâm về công lao to lớn mà Hai Bà Trưng để lại. Những người phụ nữ Việt Nam dù thời nào cũng luôn quật cường anh dũng là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.

Bài văn mẫu 8: Dựa vào văn bản ở mục “ Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “ Tiến quân ca” ( Đọc văn bản tại trang 32 SGK Văn 7 Cánh diều tập 1)

Bài làm

Tôi là nhạc sĩ Văn Cao - người đã sáng tác ra bài hát “Tiến quân ca”. Bài hát này được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt. Còn với tôi, bài hát đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc đời, đánh dấu sự kiện tôi tìm ra lí tưởng sống.

Tôi đã từng mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Cuộc sống chỉ chìm trong chán nản và tuyệt vọng. Giữa lúc tôi muốn từ bỏ tất cả, sự xuất hiện của anh Ph. D. - một người bạn rất thân thiết đã khiến cuộc đời của tôi thay đổi.

Qua lời giới thiệu của anh Ph.D. tôi đã gặp được Vũ Quý - một người anh đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi từ lâu. Tôi đã có một buổi trò chuyện với anh. Và sau đó, tôi tìm ra được một con đường mới cho mình, đi theo cách mạng.

Lúc đó, khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Nghĩ lại, tôi đã từng sáng tác rất nhiều bài hát về tinh thần yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… nhưng lại chưa từng viết về cách mạng. Nhưng với lòng nhiệt huyết của mình, tôi đã viết nên những ca từ của bài “Tiến quân ca”.

Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát, anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát và Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Họ đã tỏ ra vô cùng xúc động.

Lúc đó, tôi cũng không ngờ rằng, chỉ sau một thời gian rất ngắn, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Cảm xúc của tôi khi đó thật khó diễn tả. Bài Tiến quân ca nổ ra như một trái bom. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi - Ph. D. qua loa phóng thanh. Lần thứ hai là ngày 19 tháng 8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát tiến quân ca.

Và bài hát “Tiến quân ca” đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. Điều đó khiến tôi không khỏi tự hào khi nhớ về.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com