Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn hoàn thiện những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Theo em, việc sử dụng từ địa phương trong một văn bản giúp văn bản có thể chạm đến trái tim người đọc, tạo sự gần gũi cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với ngôn ngữ của quê hương mình. Bên cạnh đó, tiếng địa phương là một sự đặc sắc về ngôn ngữ, điểm nhấn của từng vùng miền khiến cho người đọc và người nghe thấy được cái hay cái đẹp của từ địa phương. Ví dụ như trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. Đồng thời, nó giúp truyền tải đúng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.

Bài văn mẫu 2: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Từ ngữ địa phương là một nét đẹp văn hóa vùng miền không chỉ đẹp về câu từ mà còn tạo lên dấu ấn khác nhau. Ta có thể thấy một số tác phẩm, bộ phim điện ảnh sử dụng từ ngữ địa phương để làm nổi bật lên nhân vật hay tô đậm màu sắc quê hương. Ví dụ như đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” đã sử dụng từ ngữ địa phương gợi cho người đọc một không gian Nam Bộ dân dã, gần gũi với người đọc hơn. Ngoài ra, các từ ngữ được sử dụng cũng góp phần tô đậm tính cách các nhân vật, thể hiện tâm tư tình cảm và mạch suy nghĩ của từng người. Qua đó, tác giả kể lại câu chuyện một cách chân thực đồng thời bày tỏ tình cảm, tư tưởng của mình.

Bài văn mẫu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Bài thơ Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu có câu “Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn; Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non”. Bốn câu thơ nói riêng và bài thơ nói riêng là hình ảnh người mẹ hết lòng thương con, lo lắng, hi sinh vì các con (các chiến sĩ) và để diễn tả tình cảm đó nhà thơ sử dụng từ địa phương “bầm”, theo nghĩa toàn dân là “mẹ”. Từ “bầm” được sử dụng rộng rãi ở khu vực phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang...), khi đi vào trong thơ Tố Hữu nó thể hiện được tình cảm thân mật gần gũi, thân mật giữa người lính/ các con và bầm. Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động, trong một buổi sáng mưa phùn tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau. Chúng ta thử thay từ “bầm” bằng từ “mẹ” vào các câu thơ trên: “Mẹ ơi có rét không mẹ/ heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”. Khi thay như vậy mặc dù ý nghĩa không đổi nhưng câu văn mất đi sự vần vè nhịp nhàng, mất đi sự gần gũi thân thương giữa bầm và các con. Như vậy bằng việc sử dụng từ địa phương “bầm” Tố hữu không chỉ khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần vất vả vì các con mà còn thể hiện mối quan hệ gần gũi thân thương và câu thơ trở nên uyển chuyển nhịp nhàng dễ đi vào lòng người.

Bài văn mẫu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam”. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.

Bài văn mẫu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Từ ngữ địa phương như những màu sắc riêng biệt tạo lên một bức tranh riêng biệt của từng vùng miền. Chính vì vậy những từ ngữ địa phương thật đặc sắc mang lại những âm hưởng du dương khác nhau. Tạo lên một bản nhạc ngôn từ đặc sắc khiến người đọc người nghe gần gũi và đắm chìm trong bản tình ngôn ngữ, làm quen cách nói chuyện, cuộc sống tạo lên cảm giác mới lạ nhưng cũng rất thân quen. Vì vậy rất nhiều tác giả, nhà văn đã tạo lên những nét đặc trưng này trong văn bản, bài thơ của mình để khắc họa về sự độc đáo vùng miền đó.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com