Văn mẫu 7 cánh diều bài 3: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Đề bài: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn tượng hoặc yêu thích trong đoạn trích “ Bạch tuộc” (Véc-nơ) đã học

Bài làm

Trong văn bản Bạch tuộc, nhân vật em ấn tượng nhất là Nê-mô, đó là một con người gan dạ, dũng cảm nhưng cũng hết sức gần gũi và yêu thương mọi người.

Nê-mô là một thuyền trưởng cao lớn đã du hành rất nhiều ngày dưới biển với các bạn của mình. Trong trận giáp chiến với quái vật khổng lồ lần này, khi chúng tấn công, anh cầm chiếc rìu trên tay lao tới bổ phập phập vào mép tàu –nơi cánh tay thủy quái đang bám vào. Mỗi nhát phập là một cánh tay tuột ra khỏi mép tàu và lặn dần xuống biển. Khi đồng đội bị một cánh tay thủy quái quấn chặt, Nê- mô liên tiếp xông tới chặt đứt vòi bạch tuộc để giải cứu cho đồng đội của mình nhưng đã bị chúng tấn công bằng loại “mực” đen. Qua đây người đọc có thể hình dung được sức mạnh phi thường của anh hùng biển cả Nê-mô: mạnh mẽ, quyết đoán trong hành động.

Không chỉ có vậy Nê- mô còn là người có tình thương yêu đồng, lo lắng, xót thương cho đồng loại. Khi cuộc giải cứu thất bại, Nê-mô mình nhuốm đầy máu, mặt rầu rĩ đứng dựa bên chiếc đèn pha mà ứa lệ. Giọt lệ rơi trên má người anh hùng biển khơi cho thấy sự đau đớn, thương xót từ sâu trong lòng anh.

Em rất cảm phục và ngưỡng mộ vị thuyền trưởng Nê mô bởi anh không chỉ có lòng dũng cảm, luôn vì người khác mà ở anh còn thể hiện sức mạnh của con người trước biển cả.

Qua nhân vật Nê-mô em rút ra được bài học cho mình là khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống em cần phải bình tĩnh đối mặt và phải đồng lòng đoàn kết với mọi người để giải quyết dứt điểm từng việc một.

Bài văn mẫu 2: Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản “ Bạch tuộc” (Véc-nơ) hoặc “Chất làm gì” (Bret-bơ-ry) là không có thực, một số người lại cho là có thực. Em có ý kiến như thế nào?

Bài làm

“Hai vạn dặm dưới đáy biển” là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại nổi tiếng của tác giả Jules Gabriel Verne. Đến với cuốn tiểu thuyết này người đọc sẽ phải sửng sốt trước những kì quan dưới đáy biển mà tác giả miêu tả qua ô cửa phòng khách của thuyền trưởng Nê-mô trên chiếc tàu ngầm Nau-ti-lux. Cuốn sách không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc. Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) là không có thực, một số người lại cho là có thực, tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.

Văn bản Bạch tuộc kể về cuộc chiến giữa các thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc không có thật, một số người cho là có thực. Sự việc có thực đó là đoàn thủy thủ gặp những con bạch tuộc ở biển khơi. Không có thực là những chi tiết nhà văn đã tưởng tượng ra trận chiến ác liệt giữa đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật

Sự việc và con người trong văn bản là do nhà văn tưởng tượng ra nhưng liên quan đến chuyện thực về những nguy hiểm trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại. Ngày nay mơ ước chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.

Như vậy sự việc và con người được nói đến trong văn bản Bạch tuộc vừa có thực lại vừa do nhà văn tưởng tượng ra. Điều này làm nên những nét vô cùng đặc biệt trong văn bản “Bạch tuộc” nói riêng và cả tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” nói chung.

Bài văn mẫu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị

Bài làm

Văn bản “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm nghị luận xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn. Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của tác phẩm Đất rừng phương Nam đồng thời cho thấy tài năng kể và tả kiệt xuất của tác giả Đoàn Giỏi. “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” quả là một bài nghị luận sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi.

Chú thích:

 - Vị ngữ được mở rộng bằng cụm CV:

+ một tác phẩm nghị luận/ xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn

+ một bài nghị luận/ sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi.

- Chủ ngữ được mở rộng bằng cụm CV: Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng/ mạch lạc, sắc nét

Bài văn mẫu 4: Viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của nhà văn Đoàn Giỏi

Bài làm

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đoạn trích là nhân vật Võ Tòng.

Nhân vật này được khắc họa qua lời kể của cậu bé An trong tình huống theo tía nuôi đến thăm Võ Tòng. Trước tiên, về tên tuổi, không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì, người dân ở đây chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Có lẽ nguồn gốc cái tên Võ Tòng cũng bắt đầu từ đó. Về ngoại hình, chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Qua đây, có thể thấy được tính cách phóng khoáng của chú, thể hiện sự mạnh mẽ gan dạ.

Ẩn sâu trong vẻ bên ngoài dị thường là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình như ai. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi. Sau khi đi ở tù về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Ở trong rừng lâu, chú càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng mọi người đều quý mến chú bởi tính tình chất phác, thật thà, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nghĩ đến chuyện nhận được đền đáp.

Võ Tòng cũng là một người gan dạ, giàu lòng yêu nước thể hiện qua cuộc trò chuyện với tía nuôi của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Không chỉ vậy, chú còn

Như vậy, nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp rất người. Đó là sự chân thành, thật thà, thẳng thắn; là sự quan tâm, chăm sóc, lo nghĩ chu đáo; là sự hào phóng, tốt bụng; là lòng yêu nước nhiệt thành. Nhân vật này đã đại diện cho hình ảnh con người Nam Bộ giàu sự phóng khoáng, tốt bụng và tình cảm.

Bài văn mẫu 5: Có người cho rằng, phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật. Ý kiến của em như thế nào?

Bài làm

Việc kể lại câu chuyện về Võ Tòng và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng tuy đều có điểm chung là kể lại các sự kiện đã xảy ra nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nếu khi kể câu chuyện về Võ Tòng, người viết chỉ cần nêu ra các sự kiện thì khi phân tích đặc điểm nhân vật, bài viết cần nêu lên những đánh giá, quan điểm cá nhân.

Kể lại câu chuyện về nhân vật nghĩa là dựa vào các sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đã xảy ra với nhân vật Võ Tòng. Người viết chỉ cần liệt kê các sự kiện đã xảy ra mà không cần nêu lên quan điểm về nhân vật.

Phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói và việc làm. Sau khi liệt kê các sự kiện, người viết cần nêu lên những nhận xét, ý kiến của mình về nhân vật Võ Tòng.

Điểm giống nhau của kể câu chuyện và phân tích đặc điểm nhân vật là đều dựa vào các sự việc và chi tiết về nhân vật Võ Tòng trong văn bản. 

Tuy nhiên, hai loại bài viết này không giống nhau. Bài viết kể lại câu chuyện về nhân vật yêu cầu tiêu chí khách quan, không thêm bớt và cũng không cần nêu lên nhận xét, quan điểm của người viết. Trong khi đó, phân tích đặc điểm nhân vật cần đan xen các ý kiến và lí lẽ của người nói, người viết. Kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự còn phân tích nhân vật lại thuộc văn bản nghị luận. 

Tóm lại, kể lại câu chuyện và phân tích đặc điểm nhân vật đều cần dựa vào những diễn biến xảy ra trong tác phẩm nhưng hai bài viết này không cùng loại. Kể lại câu chuyện thuộc kiểu tự sự, chỉ cần nhắc lại sự việc. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là văn bản nghị luận, cần có sự đan xen các ý kiến, lý lẽ của người nói, người viết.

Bài văn mẫu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị.

Bài làm

Sau khi em đọc văn bản “Ca Huế”, em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn. Tác giả bài viết đã giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc của ca Huế, cả về những quy định, luật lệ của ca Huế và những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Và chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế.

Cụm chủ vị: Sau khi em đọc văn bản “Ca Huế”

Bài văn mẫu 6: Dựa vào các văn bản đã học (“Ca Huế”, “Hội thi thổi cơm”, “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”). Hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em.

 

Bài làm

Từ xa xưa, trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi hay và hấp dẫn mà nhiều người sẽ biết đến đó chính là cờ vua.

Trò chơi cờ vua có luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không bị giới hạn. Tuy nhiên, người chơi phải chia thành hai đội nên tổng số người chơi phải là số chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được chỉ định làm quản trị viên. Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thi đấu,… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn một đồ vật làm “cờ”. Đây là hạng mục mà cả hai đội sẽ phải thi đấu. Người chơi có thể dùng khăn đỏ, cành cây … làm “cờ”. Tiếp theo, người chơi sẽ phải vẽ sân chơi. Ở giữa sân chơi vẽ một vòng tròn đường kính khoảng 20-25cm. Ở trung tâm của vòng tròn, đặt đối tượng cờ. Ở mỗi đầu của tòa nhà kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua đường tròn, cách đường tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng dọc theo các hàng được cung cấp. Các thành viên lần lượt đếm từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trị viên đứng giữa sân chơi, điều khiển lần lượt hô số lượng người chơi. Khi quản trò gọi ra một số, thành viên của hai đội có số thứ tự tương ứng sẽ được chạy dàn hàng ngang đến vòng tròn giữa sân để giành “cờ”. Admin có thể được phép gọi nhiều số cùng một lúc. Hoặc gọi hai hoặc ba số với nhau. Người cướp được “cờ” đầu tiên phải nhanh chóng chạy về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng hãy chắc chắn rằng chỉ những người chơi có cùng số mới có thể chạm vào nhau. Nếu bạn có thể chạm vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Nếu không, đội nào chụp được cờ về đích an toàn, đội chụp được cờ sẽ được một điểm. Ban quản trị trò chơi tiếp tục tiến hành các trò chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ có giới hạn. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm chiến thắng cho mỗi đội. Đội nào được nhieeuf điểm hơn là đội chiên thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ những người chơi gọi đúng số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào số điểm của đội mình. Nếu một người chơi đã vượt qua vạch đích, đừng tiếp tục đánh người đó …

 

Trò chơi cờ vua giúp rèn luyện khả năng phản xạ, sự linh hoạt và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội và khả năng hợp tác của mỗi người. Đây là một trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com