Văn mẫu 7 cánh diều bài 4: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng mà yêu thích.

Bài làm

Nếu thơ Xuân Diệu có giọng điệu say đắm, rạo rực, thơ Hàn Mặc Tử có chút điên loạn, thơ Huy Cận có nỗi buồn ảo não thì thơ Vũ Đình Liên lại mang một giọng điệu hoài cổ. Mỗi người nghệ sĩ có phong cách thơ khác nhau, đây là nét riêng biệt để họ được phân biệt với các tác giả khác và cũng là ấn tượng riêng để bạn đọc nhớ đến họ. Tuy sáng tác không nhiều nhưng Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm giá trị, tiêu biểu là bài thơ “Ông đồ”.

     Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.

Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”.

     Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố. Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy. Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động.

     Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

     Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ. Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thường thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục. Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thường thức cái đẹp.

     Nhưng khi thời thế thay đổi cũng là lúc ông đồ không còn được trọng vọng, ngưỡng mộ:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…”

     Trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế nhưng nay họ đã đi đâu hết? Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một. Tác giả đã miêu tả một khung cảnh quạnh hiu,vắng vẻ đến thê lương. Thời gian đã cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ khiến con người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” vang lên với bao đau đớn. Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác. Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.

     Nền Hán học đã suy tàn nhưng với mong muốn lưu giữ lại những giá trị văn hóa mà ông đồ già vẫn kiên trì ngồi bên hè phố như bao năm trước:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay”

     Nhưng sự xuất hiện của ông không được mọi người chú ý, quan tâm như thời vàng son. Bóng dáng ông cứ lặng lẽ qua đường, lặng lẽ bên phố mà không một ai hay biết. Hình ảnh ông đồ đã rơi vào quên lãng. Hình ảnh ấy chỉ là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Sự tàn phai, úa rụng được thể hiện qua hình ảnh chiếc lá vàng cùng không khí lạnh lẽo của làn mưa bụi lất phất đã bao trùm lên toàn bộ khung cảnh khiến cảnh vật nhuốm màu sắc tâm trạng. Mọi người đã gạt ông đồ ra khỏi trí nhớ và kí ức, họ coi ông như người vô hình trong xã hội đương thời.

     Vũ Đình Liên đã bộc lộ nỗi xót xa, niềm hoài cổ của mình qua khổ thơ cuối:

“Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

     Ông đồ đã thực sự vắng bóng, đào vẫn khoe sắc hương, cảnh vật vẫn tuần hoàn theo quy luật tự nhiên nhưng ta không còn thấy sự xuất hiện của ông đồ nữa. Sự vắng bóng của ông khiến chúng ta không khỏi thương tiếc cho một giá trị tinh thần đã không còn tồn tại. Những con người trước đây từng thuê ông đồ viết câu đối, những người từng tôn trọng ông đồ nay đã hoàn toàn thay đổi. Họ bận thích nghi với nền văn hóa mới từ Tây phương nên tâm hồn họ cũng không còn chỗ cho những tinh túy của văn hóa truyền thống. Câu hỏi tu từ vang lên ở cuối bài đọng lại bao sự cảm thương, hối tiếc cho những gì đã mất.

     Bằng việc sử dụng hình ảnh hoa đào, ông đồ ở đầu và cuối bài thơ, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh trái ngược của ông đồ ở thời kì vàng son và ông đồ khi thất thế. Thể thơ năm chữ đã giúp nhà thơ bày tỏ cảm xúc một cách dễ dàng. “Ông đồ” là sự hoài niệm về những giá trị xưa cũ, bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả Vũ Đình Liên.

Bài văn mẫu 2: Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh):

 

Bài làm

Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ. Ông nổi tiếng với các tác phẩm về đề tài nông thôn và đặc biệt là về màu thu. “Sang thu” là mọt thi phẩm đặc sắc của ông, bài thơ ra đời năm 1977 khi đất nước hòa bình được 2 năm. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn hạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẻ, tinh tế trước khoảnh khắc biến chuyển của thiên nhiên đất trời - lúc cuối hạ sang đầu thu. Qua đó thể hiện những trải nghiệm về mùa thu đời người. Bức tranh giao mùa ấy được khắc họa sinh động qua 2 khổ thơ đầu.

“Sang thu” ở đây là chớm thu, là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Mùa hạ chưa hết mà mùa thu mới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, Hữu Thỉnh phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Đoạn thơ là hai khổ đầu của bài thơ “Sang thu” nói lên những cảm nhận tinh tế của nhà thơ với sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời.

Mở đầu bài thơ là bức tranh giao mùa hiện lên thật đẹp, thật nhẹ nhàng trong cảm nhận rất đỗi tinh vi của thi nhân Hữu Thỉnh được bắt đầu từ những tín hiệu đơn giản nhất:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”

Nếu trong “Đây mùa thu tới”, Xuân Diệu cảm nhận thu tới qua hình ảnh rặng liễu buồn ven hồ: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Ta buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại cảm nhận về  một mùa hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” - một thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu về. Đó là “hương ổi” - mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Trước cái hương vị ngọt ngào, đằm thắm của mùa thu, nhà thơ “Bỗng nhận ra” - một trạng thái chưa hề chuẩn bị, như là vô tình, như là sửng sốt. Một sự bất ngờ mà nhưu đã đợi sẵn,đợi từ lâu rồi để giờ đây có dịp là buông ngay ra. Đó là một tiếng kêu thích thú, một khoảnh khắc nhanh chóng qua đii mà để lại biết bao cảm xúc. Kìa! Mùa hạ đã sắp qua, hình như mùa thu đã đến. Mùi hương ấy không hòa  quyện vào mà “phả” vào trong gió. “Phả” là bốc mạnh và tỏa ra từng luồng. Hữu Thỉnh đã không tả mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc một sự liên tưởng thú vị: tại vườn tược quê nhà, những quả chín và ngay trên các cành cây kẽ lá tỏa hương thơm nức, thoang thoảng trong gió. Chỉ một chữ “phả” thôi cũng đủ gợi hương thơm như sánh lại. Sanh bởi hương đậm một phần, sánh bởi tại gió se. Nhận ra trong gió có  hương vị ổi là cảm nhận tinh té của một người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị. Ông đã phát hiện một nét đẹp đáng yêu của mùa thu vàng nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều người đa biết Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi,... đã viết thật hay về hướng cốm làng vòng Hà Nội - một vẻ đpẹ hương vị mùa thu của quê hướng đất nước. Với  Hữu Thỉnh trong “Sang thu”, “hương ổi” là một tứ thơ đậm đà màu sắc dân dã. Hương ổi ấy, cơn gió đầu mùa se lạnh ấy là sứ giả của mùa thu (cũng như chim én là sứ giả của mùa xuân). Nó đến rất khẽ khàng, “khẽ” tới mức chỉ motoj chút vô tình thôi là không một ai hay biết. Nếu hai câu thơ đầu diễn tả cái cảm giác chưa hẳn đủ tin thì đến hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” lại càng lung linh, huyền ảo. Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù trong câu ca dao quen thuộc miêu tả cảnh hồ Tây lúc ban mai: “Mịt mù khói tỏa ngàn sương” hay như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây Tiến”: “Sài Khao sương lấp  đoàn quân mỏi” mà là “sương chùng chình” gợi ra những làn sương mỏng, mềm mại, giăng màn khắp đường thôn ngõ xóm làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, thông thả, bình yên. Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiến cho sương thu chứa đầy tâm trạng, như người didi còn vương vấn khi qua ngõ nhà ai, hương thu như một bước đồng hành cùng “hương ổi” và “gió se”. Có “hương ổi”, “gió se” và “sương” mùa thu đã về trên quê hương. Vậy mà nhà thơ vẫn còn dè dặt “Hình như thu đã về”. Sao lại “hình như” chứ không phải là “chắc chắn”. Đấy là một chút nghi hoặc,một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Hóa ra bức tranh kia được cảm nhận bằng các giác quan: khứu giác (‘hương ổi”), xúc giác (‘gió se”), thị giác (“sương chùng chình”) mà còn được cảm nhận bằng cả sự rung động tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm. Từ đó, vẽ nên một bức tranh giao mùa với những đường nét nhỏ nhất, tinh xảo nhất của vũ trụ bao la.

Bức tranh giao mùa  từ hạ sang thu nhẹ nhàng, tinh tế đã mở ra không gian xa hơn, rộng hơn. “Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”

Cài nhìn tinh tế của Hữu Thỉnh đã phát hiện ra bao điều mới lạ từ những sự vật đã quá quen thuộc với đất trời, với con người. Tất cả đều trong trạng thái ngập ngừng. Thu đã về, nước sông đầy chứ không cạn như mùa đông, mùa xuân. Sông như được lúc nghỉ ngơi “dềnh dàng”. Nhà thơ cảm nhận về  một dòng sông êm đềm, mềm mại, thiết tha rất hợp với vẻ đẹp êm dịu của mùa thu. Thu sang, khí trời se lạnh, trên bầu trời trong xanh, cao rộng những cánh chim vội vã bay đi tìm nơi trú ngụ nhưng mới chỉ là “bắt đầu” mà thôi. Điều này càng cho thấy thời gian mùa thu mới chớm, mới xong; không gian mùa thu trở nên xôn xao, không có âm thanh những câu thơ lại gợi được cái động. Cánh chim trong “Tràng giang” của Huy Cận - nhà thơ trong phong trào thơ Mới lại vô cùng cô đơn, mong manh như đang rơi xuống mặt đất cùng dáng chiều: “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Còn trong “Sang thu” của Hữu Thỉnh, bầu trời cũng như nhỏ lại, ấm  áp hơn theo nhịp vận động “vội vàng” của cánh chim. Như vậy, hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng, dựng lên hai hình ảnh đối lập, ngược chiều nhau: sông dưới mặt đất, chim trên bầu trời; sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng. Đó là sự khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa. Và thật đậc biệt, đám mây mang trên mình cả hai mùa:

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Trong thơ ca Việt Nam, không ít những nhà thơ nói về đám mây trên bầu trời thu như thi nhân Nguyễn Khuyến trong “Thu điếu” có viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” hay “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (“Tràng giang’ - Huy Cận); còn Hữu Thỉnh trong bài thơ của mình đã sử dụng từ “vắt” để gợi ra trong thời điểm giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi nhưu tấm  lụa mềm tro lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Hình như đám mây đó vẫn còn lại một vài làn nắng của mùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Đám mây vắt lên cái ranh giới mong manh và ngày càng bé dần, bé dần đi rồi đến một lúc nào đó không còn nữa để toàn bộ sự sống, để cả đám  mây mùa hạ hoàn toàn bị nhuốm màu sắc thu. Nhưng trong thực tế không hề có đám mây nào như thế vì mắt thường đâu thể nhìn thấy được sự phân chia rạch ròi của đám  mây mùa hạ và mùa thu. Đó chỉ là một sự liên tưởng thú vị - một hình anahr đầy chất thơ. Thời  khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc đáo, không những mang đến cho người đọc mà còn đọng lại những nỗi bâng khuâng trước vẻ dịu dàn, êm mát của mùa thu. Có lẽ, đây là hai câu thơ hay nhất trong sự tìm tòi khám phá của Hữu Thỉnh trong khoảnh khắc giao mùa. Nó giống như một bức tranh thu vĩnh hằng tạc bằng ngôn ngữ. Như vậy, dòng sông, cánh chim hay đám mây đều được nhà thơ nhân hóa khiến cho bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Cả ba hình ảnh trên là những tín hiệu của mùa thu sang còn vương lại một chút gì của cuối hạ. Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát của mình lên cao (chim), nhìn theo chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Phải chăng có sợi dây tơ duyên đồng cảm giữa con người  và thiên nhiên đang vào thu. Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết cùng một trí tưởng tượng bay bổng. Chính hồn thơ ấy đã đưa ta về với mùa thu của một miền  quê dân dã mà ấm áp tình người.

Bức tranh giao mùa từ hạ sang thu được khắc họa bằng nhiều nét nghệ thuật đặc sấc. Đoạn thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, hình ảnh thơ tự nhiên, giàu sức gợi cảm cùng giọng thơ nhẹ nhàng có sức lay động. Hữu Thỉnh đã sử dụng ngôn ngữ thơ thật mộc mạc, bình dị để thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh giao mùa từ cuối hạ sang thu nhẹ nghàng, êm dịu. Có thể khẳng định “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã neo đậu trong tâm hồn người đọc. “Sang thu” dù ra đời muộn hơn so với các tác phẩm cùng thời những đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp thêm một tiếng thu đằm thắm về mùa thu quê hương.

Bài văn mẫu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng"

 

 

Bài làm

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã đem đến cho mỗi người bài học quý giá. Nội dung kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi, rồi đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Qua đây, chúng ta rút ra được rằng môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang như con ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, con người rút ra được bài học cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn, không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh.

Bài văn mẫu 4:Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó

 

 

Bài làm

Nhà hàng xóm có xây ngôi nhà, định hướng để cổng phía Đông, đang xây dở dang, có người họ hàng xa đến chơi bảo  không nên làm cổng hướng Đông, cổng sau nhà không tốt. Nhà chủ nghe theo bèn phá đi xây cổng ra trước nhà. Khi xây gần xong, ông thầy bói bảo cổng trước nhà đâm thẳng vào cửa, phạm gia củ làm ăn không lên. Gia chủ nghe theo lại phá cổng đi và xây về hướng Tây.

Bài văn mẫu 5:Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó

 

 

Bài làm

Trong câu chuyện một gia đình này bán cá và đề biển “Ở ĐÂY BÁN CÁ TƯƠI” mỗi người đi qua góp ý thêm bớt đi chữ trên biển và cuối cùng biển đấy bị cắt đi vì mỗi người 1 ý kiến thành ra chiếc biển mất đi nghĩa gốc của nó.

Bài văn mẫu 5:Viết một đoặn văn (khoảng 5-7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm- nói tránh

Bài làm

Mỗi người được sinh ra trong cuộc đời này đã là một điều vô cùng may mắn. Chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất để sống. Còn thời gian lại giống như một mũi tên, đã phóng đi thì không thể quay trở lại. Trong suốt khoảng thời gian được sống, con người phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại đó chính là đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Có lẽ, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều người mới bắt đầu cảm thấy cuộc sống này thật đáng trân trọng. Căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người. Nó cũng làm cho nền kinh tế của các nước phát triển trên thế giới phải điêu đứng. Nhiều đứa trẻ không được đến trường học tập nhiều tháng. Mọi hoạt động vui chơi, giải trí phải dừng lại. Con người luôn sống trong cảm giác sợ hãi rằng một ngày kia tính mạng của bản thân và gia đình sẽ bị đe dọa. Ngày hôm nay, khi bạn vẫn còn được sống và sống trong sự yên bình và hạnh phúc. Bạn cần phải biết ơn và trân trọng cuộc sống mà mình đang có được. Vì chẳng biết đến một lúc nào đó, một điều gì đó sẽ xảy ra. Chính vì vậy trân trọng cuộc sống để sống hết mình và sống thật có ý nghĩa ở hiện tại.

Nói giảm, nói tránh: Căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người.

Bài văn mẫu 6 :Viết một đoặn văn (khoảng 5-7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm- nói tránh

Bài làm

Đối với em, mùa hè thật tuyệt vời khi có những cơn mưa. Sau cái nắng như đổ lửa, chiều về, thời tiết dịu hẳn. Bỗng từ đâu, từng đám mây đen kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. Gió thổi khiến cây cối nghiêng ngả. Một lúc sau, mưa kéo đến. Những hạt mưa rơi xuống khắp các mái nhà, vườn cây, con đường... Tiếng mưa rơi kêu rào rào nghe thật vui tai. Mưa càng lúc càng nặng hạt, những hạt nước mưa trong veo rơi xuống như trút nước. Những hạt nước ấy đang đem nguồn sống tươi mát cho vạn vật. Chẳng bao lâu sau, cơn mưa đã ngớt dần rồi tạnh hẳn. Sau cơn mưa, mọi vật trở nên sáng bừng sức sống.

Nói quá: Sau cái nắng như đổ lửa…

Bài văn mẫu 7: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “ Đẽo cày giữa đường”

Bài làm

Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.

Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.

Bài văn mẫu 8: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “ Đẽo cày giữa đường”

Bài làm

Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.

Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.

Bài văn mẫu 9: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi

Bài làm

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người. Trong truyện em thích nhất chi tiết cuối truyện là thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra đánh nhau toác đầu chảy máu. Em thích nhất chi tiết đó là bởi chính sự thiếu hiểu biết và bảo thủ của các thầy dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Chi tiết đó mang lại tiếng cười chua chát, phê phán những con người có cái nhìn phiến diện và bảo thủ.

Bài văn mẫu 10: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi

Bài làm

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi kể về việc xem voi của năm ông thầy bói. Năm ông thầy bói góp tiền biếu người quản voi để người ta cho xem con voi có hình thù như thế nào. Và khi được sờ vào voi thì các ông tranh nhau mỗi người sờ một bộ phận của con voi. Vì là thầy bói mù, các ông chỉ có thể sờ và cảm nhận mà không thể nhìn thấy con voi dẫn đến việc đưa ra những phán đoán sai về con voi. Mỗi người một ý, không ai chịu ai dẫn đến xảy ra xô xát. Điều này khiến ta nhận ra khi nhận xét đánh giá một việc gì đó ta cần đánh giá một cách tổng thể, khách quan.

Bài văn mẫu 11: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định ý nghĩa của mỗi từ đó:

Ngày mai Mặt Trời đi qua trong lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương)

Bài làm

Mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội một cách đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng với cả người nói và người nghe. Với người nói, ngữ cảnh là cơ sở để dùng câu, lựa chọn từ ngữ tạo thành câu nói. Tương tự, người nói cũng cần dựa vào ngữ cảnh để có thể lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung và mục đích mà người nói muốn truyền tải. Lấy ví dụ như trong bốn câu thơ ở bài tập số một, nếu không xác định ngữ cảnh bài thơ là lời của người con hướng tới mẹ thì ta không thể giải nghĩa được từ “quả” hay “quả non xanh” là để chỉ người con còn non nớt bé bỏng, thiếu kinh nghiệm sống chưa thể giúp đỡ hay đền đáp công lao người mẹ.

Bài văn mẫu 12: Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ: “ Những cánh buồm” ( Hoàng Trung Thông)

Bài làm

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, chúng ta thấy được ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm gia đình trong cuộc sống. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com