Văn mẫu 7 cánh diều bài 4: Thảo luận nhóm về một vấn đề

Đề bài: Thảo luận nhóm về một vấn đề. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ: “ Mây và sóng” (Ta-go)

Bài làm

Bài thơ “Mây và sóng” là một tác phẩm đặc sắc của Ta-go. Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng “Mây và sóng” lại giống như một câu chuyện kể. Tác giả đã sử dụng kết hợp cùng với các yếu tố tự sự và miêu tả để giúp tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Nhân vật trữ tình trong bài là em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Và rồi, Ta-go đã khắc họa t hế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Nơi đó có “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc”. Ở đó, trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi đã cho thấy khao khát được chinh phục, khám phá thế giới của nhân vật này. Đáp lại là câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”; “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Dù còn hồn nhiên, ham chơi nhưng khi nghe vậy, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Có thể khẳng định rằng, “Mây và sóng” giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Bài văn mẫu 2: Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ: “ Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Bài làm

Để diễn tả công lao khó nhọc của mẹ trong việc trồng cây, tác giả đã lấy hình ảnh quả bí, quả bầu để hình tượng hóa nỗi gian nan: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.

Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người:

Và chúng tôi một thứ quả trên đời,

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái.

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi,

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Mẹ nuôi con công lao khó nhọc, đứa con cũng giống như một thứ quả đặc biệt của mẹ. Mẹ hái quả ở đây không phải là dứa con phải trả hiếu cho mẹ mà là mẹ mong chờ con mình nên người, sống có ích.

Tác giả lo sợ mẹ già rồi (bà tay mẹ mỏi) mà mình vẫn còn khờ dại, vẫn chưa làm được gì (thứ quả non xanh).

Đã là con thì phải luôn biết ơn người mẹ đã sinh thành, dưỡng dục ta nên người. Làm một người tốt để cha mẹ vui lòng, đó là sự trả ơn đối với cha mẹ. Đó cũng chính là tư tưởng của bài thơ Mẹ và quả.

Bài văn mẫu 3: Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?

Bài làm

Trong những tiết học trước chúng ta đã cúng nhau tìm hiểu văn bản Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Vậy theo các bạn ý kiến nào đúng? Các bạn hãy lắng nghe ý kiến của mình và cùng trao đổi nhé!

Trước hết chúng ta nhận thấy cả hai ý kiến nêu ra đều nói về hình ảnh “cánh buồm”. Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Tuy nhiên ở hai ý kiến có sự khác nhau: ý kiến đầu cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Nếu chúng ta đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì ý kiến nào cũng đúng. Nhưng chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác.

Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần xem xét tới ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Chúng ta cần khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Như vậy, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Bài văn mẫu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Rồi ngày mai con đi"

Bài làm

Rồi ngày mai con đi là một bài thơ rất sâu sắc ý nghĩa của Lò Cao Nhum kể về lời căn dặn của sư thầy với đệ tử của mình khi xuống núi hòa nhập cộng đồng. Người thầy dự đoán trước những khó khăn con sẽ gặp phải khi con xuống núi: môi trường mới, thành phố mới nhiều màu sắc, lòng người đỏ đen… Nhưng khi gặp khó khăn con sẽ nhớ đến thầy, nhớ đến những tình yêu thương, bài học thầy đã truyền lửa cho con để cố gắng và bước tiếp. Khi con xuống núi hòa nhập với môi trường cộng đồng, con sẽ nhanh nhẹn, mạnh mẽ hòa nhập tốt với cộng đồng, thuận lợi như suối chảy về biển. Tuy nhiên người thầy căn dặn con chớ quên mạch đá cội nguồn, tức là không được quên nơi con từng gắn bó và trưởng thành. Trên đường đời con đi gặp nhiều khó khăn vất vả, hãy nhớ về thầy, về nơi con đã sinh thành, thầy sẽ là ngọn lửa, bài học của thầy sẽ là ngon lửa giúp ấm lòng con, cho con vịn đứng lên sau vấp ngã. Qua đây chúng ta thấy được thầy là người có con mắt nhìn xa trông rộng, thương yêu, lo cho các con của mình.

Bài văn mẫu 4: Viết đoạn văn (khoảng 8-19 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận xã hội đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó

Bài làm

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản đặc sắc cho thấy tài năng nghị luận của Bác đồng thời khẳng định truyền thống yêu nước từ bao đời nay của nhân dân ta. Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu. Bằng hệ thống luận điểm thuyết phục đi kèm lí lẽ dẫn chứng xác đáng, Bác Hồ đã làm nổi bật được truyền thống quý báu bao đời của dân tộc Việt Nam ta – truyền thống yêu nước thương nòi.

=> Tính mạch lạc và các biện pháp liên kết trong đoạn văn:

Đoạn văn nêu lên cảm nghĩ về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu mở đoạn khẳng định giá trị về nghệ thuật và nội dung của văn bản. Những câu sau bàn về lòng yêu nước để cuối cùng khẳng định lại tài năng lập luận của Bác và giá trị mà văn bản mang lại.

- Phép lặp: tinh thần yêu nước

- Phép thế: tinh thần yêu nước – nó – đó; truyền thống yêu nước thương nòi - truyền thống quý báu bao đời của dân tộc Việt Nam ta.

- Phép nối: Cũng như bao truyền thống khác…; Nói cho cùng thì…; Và đó…

Bài văn mẫu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) giải thích vì sao thế hệ trẻ cần phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”

Bài làm

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn, điển hình là câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. "Nguồn" còn có thể hiểu là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống. Thật vậy, trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hi sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội. Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh. Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Họ sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, chỉ việc hưởng thụ. Lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích. Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống. Mặc dù trải qua bao thăng trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian.

Bài văn mẫu 6: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi:” Thế nào là lối sống giản dị”

 

Bài làm

Mỗi người là một phiên bản khác nhau không ai giống ai, vì thế mà mỗi người sẽ có một tính cách, một lối sống riêng: có người thích sống ở phố, chạy theo xu hướng mới, có người thích thôn quê dân dã yên bình, thích những gì đơn giản. Xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh thì lối sống giản dị lại càng trở nên cần thiết. Vậy giản dị là gì và lối sống giản dị được biểu hiện như thế nào?

Trước hết, hiểu ngắn gọn giản dị là sống đơn giản bỏ qua những sự cầu kì và không chạy đua theo xu hướng xã hội, sống phù hợp với hoàn cảnh của mình, không sống xa rời thực tại. Lối sống giản dị được biểu hiện qua muôn mặt đời sống trên các phương diện như lời ăn tiếng nói, lối sống, ăn mặc, hành động, bằng lòng với thực tại, không đòi hỏi cao từ phía người khác….Giản dị trong cách ăn mặc đó là mặc đơn giản, không lòe loẹt cầu kì và đặc biệt là phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Đơn cử khi tham gia một đám hiếu không nên mặc váy mà nên mặc quần áo trơn, ít họa tiết nhất có thể, tối màu; còn khi tham gia đám hỉ có thể mặc váy sáng màu nhạt, không nên quá cầu kì kiểu cách, miễn sao tạo được sử thoải mái trong hoạt động và giao tiếp. Còn trong lời ăn tiếng nói, giản dị được biểu hiện ở chỗ nói với âm thanh vừa đủ nghe, lời lẽ ngắn gọn đơn giản, dễ hiểu tránh lời thô lỗ dung tục và nói đúng, trúng vấn đề giao tiếp. Giản dị trong hành động, sinh hoạt được biểu hiện ăn đủ chất, đủ lượng, không làm thừa và đổ bỏ lãng phí, sống hòa đồng với mọi người xung quanh, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử….

Sống giản dị không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mà còn đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội Khi sống giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Sống giản dị còn giúp cho con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác và là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa. Đơn cử như khi ăn nói giản dị, văn phong nhẹ nhàng, chân thật thường được mọi người xung quanh yêu quý. Cách nói chuyện nhanh gọn, đi đúng vấn đề sẽ chiếm được cảm tình từ đối phương. Giản dị trong cách ăn nói khiến cho mục đích giao tiếp thành công hơn. Nội dung ngôn từ ngắn gọn súc tích tiết kiệm được nhiều thời gian giao tiếp. Từ đó mang lại thành công cho người giản dị… Tuy nhiên chúng ta không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong. Ăn nói giản dị, dễ hiểu khác với ăn nói cộc lốc, thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng người khác. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng ngời về lối sống giản dị. Đứng đầu một đất nước nhưng người vẫn mang dép cao su, áo vải, ăn những bữa cơm chỉ vài ba món, ở nhà sàn mái lá… Vì thế sự nghiệp, sức sống của Người đã vượt mọi giới hạn thông thường về không gian, thời gian, còn tiếng thơm muôn đời. Hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến rất giàu trách nhiệm, nặng tình đời song không tham đua chen chốn quan trường mà chọn thanh bần đế chan hoà với không gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và thanh thản trong tâm hồn... 

Như vậy có thể thấy, giản dị là một trong những phẩm chất cao quý của con người, mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất ấy trước hết là giúp ích cho bản thân, sau là giúp ích cho cộng đồng, xã hội. Để sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá. Bản thân em cũng cố gắng học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

Bài văn mẫu 7: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi:”Tại sao cần biết sống vì người khác”

 

Bài làm

Mỗi người sinh ra trên đời đều có một sứ mệnh được thượng đế định sẵn được mang tên là số phận. Con người luôn tự hỏi làm sao để hoàn thành tốt sứ mệnh đó trong kiếp phù dung ấy, làm sao để họ có một cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn? Có lẽ câu trả lời ở ngay trước mắt ta thôi: "Chỉ có sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý".

Ta biết rằng tạo hóa luôn có sự quân bình, vạn vật đều có một sự sống, giống như con người được sinh ra và họ tự chọn một cuộc sống cho riêng mình. Có người muốn cuộc sống giàu sang, có người muốn một cuộc sống đầy những phiêu lưu và có người lại chỉ muốn sống một cuộc sống vị tha, lương thiên, một cuộc sống giản dị mà đáng quý. Vì sao người ta lại nói rằng sống vì người khác là một cuộc sống đáng quý? Bởi lẽ, trong sâu thẳm mỗi con người đều có một chữ thiện, chữ thiện dẫn dắt chúng ta làm những điều tốt đẹp trong cuộc sống, khiến ta biết yêu thương đồng loại, sẻ chia và giúp đỡ những người khó khăn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người dù bị che mắt bởi những bức màn đen tốt thì cái thiện trong họ vẫn tồn tại mà không bị mất đi. Và lẽ dĩ nhiên, khi con người sống luôn vì người khác với đức hy sinh cao cả thì cuộc sống của họ luôn được xã hội trân trọng.

Ta vốn biết rằng, một quần thể xã hội được tạo nên bởi nhiều cá nhân, một các nhân không thể nào thay thế cho cả một tập thể. Mà một tập thể được gắn kết rất chặt chẽ giữa con người và con người. Khi một cá nhân gặp vấn đề nào đó, thì lẽ dĩ nhiên, cả quần thể sẽ bị ảnh hưởng. Nếu mỗi chúng ta cứ sống vị kỷ, sống chỉ riêng bản thân mình thì mối liên kết chặt chẽ bao đời ấy sẽ bị tan rã tức khắc, xã hội sẽ trở nên rời rạc và kém phát triển hơn. Vả lại sống một cuộc sống vì người khác sẽ mang lại nhiều ích lợi cho bản thân và cả mọi người. vforum.vn Khi sống vì những người xung quanh, lương tâm của bản thân sẽ ngày càng được rèn luyện và trở nên trong sáng, dần dần sẽ tước bỏ những nhỏ nhen và ích kỉ tiềm tàng sâu trong nội tâm. Mang lại niềm vui cho người khác cũng chính là mang lại sự hạnh phúc và giá trị cho cuộc sống của mình. Đối với những người xung quanh, khi nhận được sự quan tâm sẽ chia một cách chân thành, họ sẽ giải quyết được những khó khăn trước mắt và có thêm niềm tin vào con người và cuộc sống. Chỉ khi ấy, xã hội mới trở nên tốt đẹp, bền vững và phát triển không ngừng.

Vậy chúng ta phải làm gì để có một cuộc sống đáng quý? Trước hết bản thân mỗi người hãy tự tu dưỡng đạo đức và tâm hồn của mình. Hướng cho tâm mình đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như: giúp đỡ một bà cụ qua đường, chỉ đường cho em nhỏ lạc đường, hãy nhặt những chiếc lon bỏ lại nơi công cộng để giúp cô lao công bớt đi phần nào mệt nhọc, chỉ vậy thôi, có lẽ cuộc sống của chúng ta đã trở nên ý nghĩa hơn từ những điều nhỏ nhất.

Ngược lại trong xã hội hiện nay có những kẻ luôn có lối sống vị kỷ, nhỏ nhen, những kẻ có thể vì lợi ích của các nhân mà chà đạp lên giá trị của người khác, khiến người khác đau khổ. Những kẻ như vậy chúng ta cần phải lên án gay gắt và giải quyết triệt để hơn. Suy cho cùng, mỗi người nên có ý thức, tấm lòng và niềm tin, tin rằng khi ta sống vì người thì sẽ có người khác sống vì mình, chỉ khi ấy cuộc sống mới đáng quý, đáng được trân trọng.

Tóm lại, giá trị của cuộc sống mỗi người được tạo ra bởi nhiều cách khác nhau, mỗi cuộc sống là một sắc màu. Chỉ có bạn mới tạo ra những màu sắc tươi sáng cho chính cuộc sống của bạn.

Bài văn mẫu 8: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi:”Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước”

 

Bài làm

Mỗi người sinh ra đều có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, có tiếng mẹ à ơi trong từng lời ru. Mỗi quốc gia đều có tiếng nói riêng, có ngôn ngữ riêng, Việt Nam cũng vậy. Nên chả có gì có thể ngăn cản tình yêu của chúng ta đối với tiếng Việt. Như vậy, liệu yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước?

Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt.

Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta.

Bài văn mẫu 9: Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh

Đoạn thơ trên muốn nói về vẻ đẹp gì của tiếng việt? Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 7-8 dòng) nêu lên suy nghĩ của mình về vẻ đẹp ấy

 

Bài làm

Người Việt Nam ngày nay có đầy đủ lí do và bằng chứng để tự hào về tiếng Việt của mình. Vẻ đẹp của tiếng Việt đến từ mọi khía cạnh, đến từ cả sự giàu đẹp và đa dạng của tiếng Việt. Âm điệu của tiếng Việt đa dạng và trầm bổng nhờ hệ thống 4 dấu gồm: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Hơn nữa, ở mỗi vùng miền, thanh âm và âm điệu của người dân mỗi vùng miền lại khác nhau, làm nên sự đa dạng và màu sắc địa phương của tiếng Việt. Nếu như giọng Bắc rắn rỏi, cứng cáp thì giọng Trung chất phác hiền lành, giọng Nam lại hào phóng, sảng khoái. Vẻ đẹp của tiếng Việt còn đẹp từ sự đa dạng của từ ngữ, của hệ thống biện pháp tu từ và hệ thống dấu câu, hệ thống kiểu câu. Kiểu câu thì tiếng Việt có: câu phủ định, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến... Dấu câu thì tiếng Việt có: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm lửng sử dụng trong nhiều tình huống và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Rồi từ láy, từ ghép, từ đồng nghĩa và từ đồng âm trong tiếng Việt làm nên sự đa dạng và giàu đẹp đáng tự hào của tiếng Việt. Hơn nữa, nhờ sự giàu đẹp của tiếng Việt ấy mà biết bao thể loại văn học của nước nhà ra đời, như thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc, hoặc các bài vè, hò, ca dao, tục ngữ đa dạng, phong phú. Ngôn ngữ tiếng Việt chính là thứ ngôn ngữ đã đồng hành cùng nhân dân suốt bao năm tháng lịch sử, nên nó không chỉ là phương thức giao tiếp mà còn là thứ ngôn ngữ chứa đựng biết bao tình cảm tốt đẹp của nhân dân, là ngôn ngữ chứa đựng hồn cốt dân tộc Việt Nam. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã từng viết "Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát/Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh/Như gió nước không thể nào nắm bắt/Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.". Chính ngôn ngữ cũng giúp chúng ta nắm giữ được chiếc chìa khóa để giành lại được độc lập, tự do. Tóm lại, vẻ đẹp của tiếng Việt đến từ sự đa dạng và ý nghĩa cao cả thiêng liêng của ngôn ngữ mẹ đẻ của nhân dân Việt Nam.

Bài văn mẫu 10: Phân tích đặc điểm hình ảnh cây tre trong "Cây tre Việt Nam"

Bài làm

Cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam. Khi viết về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới. Tác phẩm được viết làm lời bình cho một bộ phim điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam, đồng thời ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam”. Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

Tiếp ngay sau đó, Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: “mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc…” được diễn đạt bằng lời văn nhịp nhàng, cân đối tựa như một lời hát. Và vẻ đẹp, khí chất của tre được tác giả so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”. Câu văn như một lời ngầm khẳng định cây tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam.

Ngay từ phần mở đầu của bài viết, Thép Mới đã khẳng định sự gắn bó khăng khít và bền chặt của tre với người. Để minh chứng cho nhận định, ông đã sử dụng hàng loạt các dẫn chứng khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề đó. Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc Việt. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi”. Đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Tre bao bọc, che chở con người, dưới bóng tre xanh dân ta vỡ ruộng, khai hoang, làm ăn sinh sống. Điệp ngữ “bóng tre”, “dưới bóng tre” được điệp lại càng khẳng định hơn nữa sự gắn bó thủy chung của tre với con người. Tre cứ thế gắn bó trong lao động, trong đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với người từ thuở lọt lòng với chiếc nôi tre cùng lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, những năm tháng tuổi thơ cây sáo với nhạc điệu du dương trầm bổng hay bộ chắt bằng tre làm bạn, tuổi già lấy điếu thuốc lào làm vui, và khi nhắm mắt xuôi tay tre cũng ở bên cạnh con người.

Chưa dừng lại ở đó, những năm tháng chiến tranh gian nan và ác liệt, tre cũng là đồng chí, người bạn đồng hành của nhân dân Việt Nam. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” một mặt tô đậm đặc điểm của tre nhưng đằng sau đó là lời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù”. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hàng loạt biện pháp nhân hóa: “tre là đồng chí, tre giữ làng, tre hi sinh…” vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc.

Kết lại bài viết là hình ảnh tre của hiện tại. Khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc” , tiếng sáo diều vi vút… Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.

Bài ký sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kỹ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Cây tre với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Bài văn mẫu 10: Phân tích đặc điểm hình ảnh cây tre trong "Cây tre Việt Nam"

Bài làm

Cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam. Khi viết về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới. Tác phẩm được viết làm lời bình cho một bộ phim điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam, đồng thời ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam”. Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

Tiếp ngay sau đó, Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: “mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc…” được diễn đạt bằng lời văn nhịp nhàng, cân đối tựa như một lời hát. Và vẻ đẹp, khí chất của tre được tác giả so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”. Câu văn như một lời ngầm khẳng định cây tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam.

Ngay từ phần mở đầu của bài viết, Thép Mới đã khẳng định sự gắn bó khăng khít và bền chặt của tre với người. Để minh chứng cho nhận định, ông đã sử dụng hàng loạt các dẫn chứng khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề đó. Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc Việt. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi”. Đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Tre bao bọc, che chở con người, dưới bóng tre xanh dân ta vỡ ruộng, khai hoang, làm ăn sinh sống. Điệp ngữ “bóng tre”, “dưới bóng tre” được điệp lại càng khẳng định hơn nữa sự gắn bó thủy chung của tre với con người. Tre cứ thế gắn bó trong lao động, trong đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với người từ thuở lọt lòng với chiếc nôi tre cùng lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, những năm tháng tuổi thơ cây sáo với nhạc điệu du dương trầm bổng hay bộ chắt bằng tre làm bạn, tuổi già lấy điếu thuốc lào làm vui, và khi nhắm mắt xuôi tay tre cũng ở bên cạnh con người.

Chưa dừng lại ở đó, những năm tháng chiến tranh gian nan và ác liệt, tre cũng là đồng chí, người bạn đồng hành của nhân dân Việt Nam. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” một mặt tô đậm đặc điểm của tre nhưng đằng sau đó là lời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù”. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hàng loạt biện pháp nhân hóa: “tre là đồng chí, tre giữ làng, tre hi sinh…” vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc.

Kết lại bài viết là hình ảnh tre của hiện tại. Khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc” , tiếng sáo diều vi vút… Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.

Bài ký sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kỹ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Cây tre với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Bài văn mẫu 11: Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?

Bài làm

Em đồng tình với quan điểm dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Vì qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh, dì cũng không màng đoái hoài tới những lời dạm hỏi, một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ, ngày ngày ngồi đợi trước hiên nhà, hoài vọng quá khứ đã đi qua.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com