Xử lý tình huống

BÀI TẬP 7: Xử lý tình huống 

Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hoá đã xuống cắp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

— Xây Công trình tương tự với kiến trúc có quy mô lớn hơn và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.

— Bảo tổn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn đề bảo tồn di tich đó, ý kiến của em thế nào?

Câu trả lời:

Em ủng hộ quan điểm bảo tồn nguyên trạng di tích

Cách thức bảo tồn thích nghi đã và đang khiến di tích, di sản ngày một hiện đại, mất đi hồn cốt, tính độc đáo, giá trị lịch sử của nó.

Thực tế là đã có nhiều di sản vật thể của nước ta đang bị bê tông hóa, còn di sản phi vật thể đang bị sân khấu hóa… dẫn đến di sản không còn là di sản nữa.

Với di sản văn hóa vật thể có thể đơn cử như di tích làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội - sau khi cải tạo đã trở nên “văn minh” hơn, với đèn cao áp giăng khắp nơi, đường bê tông chạy khắp làng,

nhiều công trình cũng được tôn tạo khang trang với số tiền không nhỏ…

Với di sản  văn hóa phi vật thể thì Đờn ca tài tử là một ví dụ. Những sô diễn đờn ca tài tử phục vụ trong các tụ điểm du lịch thường bị “gọt dũa” nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách khiến cho cái hay, cái chuẩn của đờn ca tài tử mất dần mà thay vào đó là thứ nghệ thuật tạp nham...

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com