Giải Lịch sử 9 sách VNEN bài 21: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 9 VNEN bài 21: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát các hình và cho biết: Các hình ảnh dưới đây nói lên điều gì về tình hình nước ta những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những năm đầu thế kỉ XX, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề nên chúng tiến hành khai thác thuộc địa nước ta lần thứ hai. Chúng đầu tư xây dựng cầu đường để tiến hành khai thác tài nguyên khoáng sản của nước ta về làm giàu cho Pháp. Đời sống nhân dân cực khổ, bị bóc lột sức lao động nặng nề...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Tìm hiểu chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai và các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp

a. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

- Cho biết vì sao thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam

- Dựa vào lược đồ, cho biết các nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

- Nêu nhận xét về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

Trả lời:

* Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Do đó, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại của chiến tranh => Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

*Nguồn lợi của Tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là: Vơ vét, xuất khẩu nhiều mặt hàng như than, thiếc, chì, kẽm, cà phê, vải, sợi, đường, rượu, gỗ, diêm, chè, cao su, lúa gạo...

* Nhận xét về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

b. Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục

Đọc thông tin, kết hợp với quan sát sơ đồ, hãy:

- Cho biết chính sách "chia để trị" của thực dân Pháp ở Đông Dương biểu hiện như thế nào?

- Giải thích vì sao thực dân Pháp hạn chế mở trường học ở Việt Nam

Trả lời:

* Chính sách "chia để trị" của thực dân Pháp ở Đông Dương biểu hiện:

+ Chúng chia Đông Dương thành 5 khu vực nhỏ để cai trị. 

  • Bắc Kì thuộc xứ nửa bảo hộ do Thống sứ đứng đầu và điều hành việc cai trị.
  • Trung Kì thuộc xứ bảo hộ do Khâm sứ đứng đầu và điều hành việc cai trị
  • Nam Kì là thuộc địa do Thống đốc đứng đầu và điều hành việc cai trị
  • Cam-pu-chia thuộc xứ bảo hộ do Khâm sứ đứng đầu và điều hành cai trị
  • Lào thuộc xứ bảo hộ do Khâm sứ đứng đầu và điều hành cai trị

=> Như vậy, thực dân Pháp đã tiến hành "chia để trị" trên tất cả các mặt bao gồm cả tổ chức hành chính, tôn giáo, dân tộc.... Chúng thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, thẳng tay đàn áp, khủng bố...

* Thực dân Pháp hạn chế mở trường học ở Việt Nam vì: Chúng muốn hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa nhằm duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới. Bởi vậy, Pháp chỉ mở chủ yếu trường tiểu học, các trường trung học chỉ có ở một số thành phố lớn và một số tỉnh lị.

2. Tìm hiểu sự phân hoá trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Đọc thông tin, hãy:

- Cho biết các giai cấp trong xã hội có sự phân hoá như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất

- Giải thích tại sao giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là động lực to lớn của cách mạng

Trả lời:

* Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các giai cấp trong xã hội nước ta có sự phân hoá càng sâu sắc:

Giai cấpSự phân hoá
Giai cấp địa chủ phong kiến
  • Câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp làm tay sai, áp bức bóc lột nhân dân.
  • Bộ phân địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước.
Giai cấp tư sản
  • Ra đời sau chiến tranh
  • Phân hóa thành 2 bộ phận: tư sản mại bản (làm tay sai cho Pháp) và tư sản dân tộc ( chống đế quốc, chống phong kiến).
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị
  • Số lượng tăng nhanh, đời sống bấp bênh
  • Bộ phận tri thức có tinh thần hăng hái cách mạng.
Giai cấp nông dân
  • Chiếm hơn 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa.
  • Là lực lượng hăng hái, đông đảo của cách mạng.
Giai cấp công nhân
  • Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng
  • Bị ba tầng áp bức, có quan hệ gần gũi với người nông dân, có truyền thống yêu nước.

* Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là động lực to lớn của cách mạng vì: 

+ Họ là những giai cấp bị thực dân Pháp bóc lột, đàn áp nặng nề, do đó họ sẵn sàng đứng lên để tham gia cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp.

+ Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo, ngày càng phát triển mạnh mẽ.

+ Đây là những lực lượng yêu nước, hăng hái và tiên phong trong phong trào cách mạng...

II. Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1925

1. Tìm hiểu những tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới đến cách mạng Việt Nam

Đọc thông tin và cho biết: Các sự kiện nào của lịch sử thế giới có tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam. Sự kiện nào có tác động trực tiếp nhất? Vì sao?

Trả lời:

* Sự kiện lịch sử thế giới tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam là:

+ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

+ Sự ra đời của Quốc tế thứ ba (Quốc tế cộng sản) năm 1919.

* Trong hai sự kiện trên thì sự kiện có tác động trực tiếp nhất đến cách mạng Việt Nam đó là sự kiện cách mạng tháng Mười Nga 1917. Bởi nó đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây thêm gắn bó mật thiết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

2. Tìm hiểu phong trào của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1925

Đọc thông tin, hãy cho biết :

- Mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc dân chủ công khai những năm 1919 - 1925. Chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế của phong trào.

- Trong phong trào công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) có điểm gì mới.

Trả lời:

* Phong trào dân tộc dân chủ công khai những năm 1919 - 1925 có:

Đặc điểm

Giai cấp tư sản

Tầng lớp tiểu tư sản

Mục tiêu

Đòi một số quyền lợi kinh tế.

Đòi các quyền tự do dân chủ.

Tính chất

Yêu nước, dân chủ

Yêu nước, dân chủ.

Tích cực

Chống sự cạnh tranh, chèn của tư bản nước ngoài.

Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ.

Hạn chế

Dễ thỏa hiệp, phục vụ quyền lợi của giai cấp.

Mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ chủ nghĩa thực dân

* Điểm mới trong cuộc bãi công của nhân dân Ba Son (8/1925) là:

Tháng 8/1925 công nhân của xưởng đóng tàu Ba Son mở cuộc bãi công với mục đích ngăn cản tàu chiến của Pháp chở binh lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Qua đó, ta thấy, đây là cuộc đấu tranh của công nhân không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động thế giới. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.

3. Tìm hiểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1917 - 1925

a. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1917 - 1923

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy cho biết:

- Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác và mới so với các nhà yêu nước tiền bối.

- Trong quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc thành lập các tờ báo, viết sách, báo nhằm mục đích gì?

Trả lời:

* Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có nhiều điểm khác và mới so với các nhà yêu nước tiền bối. Cụ thể là:

+ Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.

+ Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học-kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

* Trong quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc thành lập các tờ báo, viết sách, báo nhằm mục đích: Vạch trần tội ác của bọn thực dân, đồng thời kêu gọi, tập hợp đông đảo nhân dân lao động chống lại thực dân xâm lược.

b. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1923 - 1925

Đọc thông tin, kết hợp với quan sát kênh hình, hãy cho biết:

- Nguyễn Ái Quốc trở về Trung Quốc hoạt động nhằm mục đích gì?

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1917 - 1925 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

* Nguyễn Ái Quốc trở về Trung Quốc hoạt động nhằm mục đích: Tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.

* Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1917 - 1925 có ý nghĩa: góp phần chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở Việt Nam.

V. Phong trào cách mạng ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

1. Tìm hiểu sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy cho biết:

- Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào

- Hoạt động chủ yếu của hội Việt Nam cách mạng thanh niên trong những năm 1925 - 1928.

Trả lời:

* Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam:

+ Chuẩn bị về tư tưởng: truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin (Lí luận giải phóng dân tộc) vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, làm cho phong trào công nhân bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác thông qua các tờ báo, bài văn. Đặc biệt là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên khi mới thành lập.

+ Chuẩn bị về chính trị và tổ chức: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, trang bị lí luận chính tri cho Hội viên thông qua tác phẩm Đường Kách Mệnh và báo Thanh niên; đào tạo đội ngũ cán bộ cho Đảng sau này.

* Hoạt động chủ yếu của hội Việt Nam cách mạng thanh niên trong những năm 1925 - 1928 là:

+ Tháng 6/1925 xuất bản báo Thanh niên.

+ Năm 1927 tác phẩm, đường cách mệnh ra đời.

+ Năm 1928 đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền sống và lao động với công nhân để rèn luyện và truyền bá chủ nghĩa Mác - lê nin.

3. Tìm hiểu sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

- Cho biết ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam năm 1929

- Nêu ý nghĩa và hạn chế của việc ra đời ba tổ chức cộng sản

Trả lời:

* Ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam năm 1929 là:

+ Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929)

+ An Nam Cộng sản đảng (8/1929)

+ Đương Dương Cộng sản liên đoàn (8/1929)

* Ý nghĩa và hạn chế của việc ra đời ba tổ chức cộng sản là:

+ Ý nghĩa: 

  • Đó là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.
  • Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Hạn chế: Trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này hoạt động riêng rẽ đã tranh giành, công kích lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Vì sao thực dân Pháp thực hiện chính sách hạn chế phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A. Việt Nam không có điều kiện để phát triển công nghiệp

B. Pháp muốn xây dựng Việt Nam thành thuộc địa có nền nông nghiệp và dịch vụ phát triển

C. Đầu tư phát triển công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn.

D. Để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

Trả lời:

Đáp án: C. Đầu tư phát triển công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn.

Câu 2. Lập và hoàn thiện các bảng theo yêu cầu sau:

a. Về tình hình phân hoá xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất 

b. Về hoạt động của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trong những năm 1919 - 1926

c. Về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến cuối năm 1924

Trả lời:

a. Về tình hình phân hoá xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Giai cấp/ tầng lớpPhân hoáĐịa vị kinh tếThái độ chính trị
Địa chủ phong kiến

Câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp làm tay sai Pháp

Một bộ phận địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước

Quyền lực ngày càng cao, ruộng đất ngày càng nhiềuLàm tay sai Pháp.
Tư sảnPhân hóa thành 2 bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc

Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp

Tư sản dân tộc chống đế quốc

Tư sản mại bản có tư tương theo Pháp

Tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước.

Tiểu tư sảnSố lượng tăng nhanhSố phận bấp bênhCó tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cách mạng
Công nhânPhát triển nhanh về số lượng và chất lượngBị ba tầng áp bứcCó truyền thống yêu nước, sẵn sàng tham gia cách mạng
Nông dânChiếm hơn 90% dân sốBị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa.Là lực lượng hăng hái, đông đảo của cách mạng.

b. Về hoạt động của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trong những năm 1919 - 1926

Yêu cầuTư sản dân tộcTiểu tư sản
Mục tiêuĐòi một số quyền lợi kinh tế.Đòi các quyền tự do dân chủ.
Tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục việt, Đảng thanh niên...
Hoạt động

Phát động các phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá

Đâu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo

Xuất bản những tờ báo tiến bộ (chuông rè, an nam trẻ, ...)

Lập ra những nhà sản xuất tiến bộ

tổ chức các sự kiện gây tiếng vang lớn

Tính chấtYêu nước, dân chủYêu nước, dân chủ.
Ưu điểm/ hạn chế

Tích cực: Chống sự cạnh tranh, chèn của tư bản nước ngoài.

Hạn chế: Dễ thỏa hiệp, phục vụ quyền lợi của giai cấp.

Tích cực: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ.

Hạn chế: Mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ chủ nghĩa thực dân

c. Về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến cuối năm 1924

Thời gianHoạt động
Năm 1919Gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận quyền tự do, dân chủ...của dân tộc Việt Nam
Năm 1920

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất về những luận cương về vấn đề dân tộc vần đề thuộc địa của Lê-nin.

12/1920 Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

Năm 1921

Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước, lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri

Viết báo, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp và bí mật chuyển về Việt Nam

Năm 1923Tham gia hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành
Năm 1924Nguyễn Ái Quốc về QUảng Châu để tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.

=> Ý nghĩa: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1924 đã nhằm chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 3. Các tổ chức cách mạng nào được thành lập ở Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời? Hãy so sánh các tổ chức cách mạng đó theo tiêu chí: thời gian thành lập, thành phần tham gia, đường lối hoạt động, địa bàn hoạt động, ý nghĩa.

Trả lời:

* Các tổ chức cách mạng được thành lập ở Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là:

  • Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
  • Tân Việt cách mạng đảng

* So sánh: 

 

Thời gian hoạt động

Thành phần tham gia

Đường lối hoạt động

Địa bàn hoạt động

Ý nghĩa

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

6/1925Nòng cột là Cộng sản Đoàn- Đào tạo, huấn luyện cán bộ cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin
- Tuyên truyền, phổ biến sách báo
- Thực hiện “vô sản hoá” góp phần thúc đẩy phong trào công nhân chuyển sang tự giác
Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và hải ngoạiHội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời đã hoàn thành xuất sắc việc tuyên truyền, tổ chức, chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, chứng tỏ xu hướng vô sản đang thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam

Tân Việt cách mạng đảng

7/1928 đổi tên là Tân Việt cách mạng đảngTrí thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước- Tuyên truyền, phổ biến sách báo yêu nước
- Lãnh đạo cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và công nhân.
Trung KìTân Việt Cách ra đời giúp thúc đẩy sự phát triển các phong trào công nhân, các tầng lớp nhân dân trong phong trào dân tộc, dân chủ ở các địa phương có đảng họat động.

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. Hãy cho biết di tích lịch sử, hoặc đường phố, trường học nào liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử xuất hiện trong bài học ở địa phương em hoặc em biết.

Trả lời:

* Di tích lịch sử, đường phố, trường học liên quan đến các nhân vật lịch sử xuất hiện ở trong bài học là:

  • Đường Phan Bội Châu (Hà Nội)
  • Đường Ngô Gia Tự (Hà Nội)
  • Đường Nguyễn Đức Cảnh (Hà Nội)
  • Nhà số 5D - Hàm Long, Hà Nội, nơi thành lập chi bộ  Cộng sản đầu tiên
  • Đường Nguyễn Phong Sắc (Hà Nội)
  • Đường Trần Cung (Trần Văn Cung) (Hà Nội)

Câu 2. Viết bài giới thiệu ngắn gọn về một di tích hoặc nhân vât lịch sử liên quan đến đoạn này mà em thích nhất.

Trả lời:

Ví dụ: Giới thiệu Nguyễn Ái Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới. Người như một vị cha già của cả dân tộc, công lao to lớn của người trong việc đi tìm đường cứu nước, dẫn dắt nhân dân thoát khỏi kiếp lầm than nô lệ.

Chính nhờ con đường mà người chỉ lối chúng ta mới có cơ hội chiến thắng hai đế quốc lớn Pháp và Mỹ, dân tộc ta thoát khỏi kiếp cai trị của những nước thực dân đế quốc. Con người mới được tự do làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh cuộc sống.

Hồ Chí Minh là một người yêu nước vĩ đại, chính vì yêu nước, nên trong thời Người sinh ra đất nước ta đang trong đêm dài nô lệ. Những người dân khốn khổ, tối tăm, làm việc cực nhọc quanh năm nhưng không đủ cơm ăn áo mặc, bởi những bóc lột mà họ phải mang trên người, bởi chế độ phong kiến thối nát và thực dân Pháp cai trị.

Trong sự bế tắc đó, chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1911 ông 21 tuổi đã lên đường ra đi, ông không đi những nước gần mà ông muốn sang Pháp một đất nước thuyết giảng về văn minh, tự do bình đẳng bác ái, tại sao lại mang những xiềng xích nô lệ sang trói buộc nước ta.

Người muốn đi sang Pháp để hiểu hơn về kẻ thù. Trong qua trình chu du đó người đã tới với nước Nga, đã thấy sự thành công của giai cấp vô sản trong cách mạng tháng 10 Nga. Từ đó, người tới với chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

Sau đó, người trở về nước đứng ra sáp nhập ba tổ chức Đảng đang tồn tại trong nước lúc bấy giờ là An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Ba tổ chức này đều được cầm đầu bởi những nhà tiểu tri thức tư sản yêu nước, những người có tư tưởng tiên tiến, yêu nước nhưng chưa biết cách lãnh đạo đoàn kết thành một khối thống nhất, chưa biết sử dụng nông dân và công nhân những con người tưởng như không có tri thức, nhưng sẽ là người cầm súng cầm đao giết giặc vô cùng dũng cảm.

Chính nhờ sự thống nhất ba tổ chức cộng sản Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lấy lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ.

Nhờ sự ra đời của Đảng cộng sản dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh nên nước ta đã đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ cách mạng tháng 8/1945 thành lập nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ngày 2/09/2015 tới chiến thắng thực dân Pháp năm 1954, thống nhất hai miền Nam- Bắc mùa xuân năm 1975 tất cả những chiến thắng đó đều có tâm huyết, công lao của vị lãnh tụ vĩ đại chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người đúng là một vị lãnh tụ lỗi lạc, người cha già của cả dân tộc. Đúng như câu thơ tác giả Tố Hữu đã viết về người

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

Câu 3. Tại sao mỗi tổ chức hoặc chính đảng ra đời đều thành lập và ấn phẩm một tờ báo? Nêu một số tờ báo được xuất bản liên quan đến các tổ chức cách mạng được thành lập trong những năm 1925 - 1930 ở Việt Nam. Tờ báo nào vẫn được duy trì đến ngày nay.

Trả lời:

Mỗi tổ chức hoặc chính đảng ra đời đều thành lập và ấn phẩm một tờ báo vì mỗi tổ chức hoặc chính đảng ra đời đều nhằm mục đích tuyên truyền, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Và thời bấy giờ, sách báo chính là cơ quan ngôn luận duy nhất có thể tuyên truyền rộng rãi nhất đến toàn thể nhân dân.

Tờ báo ở Việt Nam ra đời giai đoạn 1925 - 1930 là: Báo Thanh niên( do Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập) và đây cũng chính là tờ báo còn tồn tại cho đến ngày nay.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1. Sưu tầm một số hình ảnh hiện nay của tờ báo được đề cập trong yêu cầu 3

Trả lời:

Báo được nhắc đến trong yêu cầu 3 của phần vận dụng là báo thanh niên.

Một số hình ảnh về báo thanh niên là:

Giải Lịch sử 9 sách VNEN bài 21: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Giải Lịch sử 9 sách VNEN bài 21: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Giải Lịch sử 9 sách VNEN bài 21: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Giải Lịch sử 9 sách VNEN bài 21: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net