Đề bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Đề bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn hoàn thiện những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Trước khi làm một việc làm hay đi đâu đó thì em nghĩ đến mái ấm nhỏ bé nơi có người cha người mẹ đang đứng đợi ta. Chúng ta cần hiểu rằng gia đình yêu thương và quan tâm sẽ tạo ra những suy nghĩ tích cực và tràn đầy năng lượng. Họ biết chia sẻ vui buồn, cùng nhau vượt qua khó khăn, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Nhất là khi trưởng thành con người ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, rắc rối. Nhưng có gia đình luôn ở bên động viên, cổ vũ tạo động lực rất lớn để vượt qua. Tình cảm gia đình là thiêng liêng nhất và có một không hai. Của cải, vật chất có thể mua được nhưng tình yêu thương gia đình mới thực sự là vô giá. Tuy nhiên, để xây dựng một mái ấm bình yên, hạnh phúc phải từ sự nỗ lực của gia đình. Không chỉ cha mẹ, mà cả trẻ nhỏ. Cha mẹ không chỉ là tấm gương cho con cái mà còn phải là người bạn của chúng. Điều này có nghĩa là cha mẹ hãy chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống với con cái và đưa ra những lời khuyên, động viên đúng lúc. Con cái phải ngoan ngoãn, nề nếp và học hỏi những điều tốt đẹp của cha mẹ. Khi trẻ gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trẻ cần hỏi ý kiến ​​cha mẹ để được thấu hiểu và đưa ra lời khuyên phù hợp. Anh chị em trong một gia đình nên hòa thuận, nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Đôi khi tình yêu đến từ những hành động rất nhỏ. Nó có thể nhắc nhở cả gia đình cùng nhau ăn cơm, cùng bố mẹ mặc áo ấm, cùng nhau chụp những bức ảnh trong ngày Tết ... Tuy nhỏ nhưng mang lại rất nhiều ấm áp. Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Chỉ có gia đình mới có thể mang đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Chính vì vậy bạn cần biết cách trân trọng những người thân yêu của mình. Hãy cùng nhau xây dựng một mái ấm hạnh phúc

Bài văn mẫu 2: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Gia đình là chiếc nôi ấm áp và vỗ về chúng ta sau những ngày làm việc mệt mỏi là nơi để chúng ta lui về khi lạc bước. Và tình cảm gia đình là tình cảm gia đình và sự gắn bó thứ tình cảmthiêng liêng không thể nào mua hay tạo nó nếu bạn không có người thân bên cạnh cùng chia sẻ cùng ta nhiều thứ. Nó như ngọn đèn soi sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối và luôn luôn yêu thương chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta và bảo vệ chúng ta trong cuộc đời đầy giông bão của chúng ta. Nhờ tình yêu thương gia đình mà con người sống hạnh phúc, phát triển toàn diện, mai sau trở thành người có ích. Ở một nơi khác có nhữung mảnh đời cô đơn hay chưa hạnh phúc ở chính trong ngôi nhà của mình thì đó là chính những nỗi đau và khao khát của họ. Vì vậy, chúng ta phải biết bảo vệ tình cảm gia đình của mìnhxây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình? Điều này phải đến từ sự cố gắng của tất cả các thành viên, từ ông bà, cha mẹ đến con cái. Ông bà là những người lớn tuổi làm gương cho con cháu, cha mẹ là người nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta từ khi còn thơ ấu cho đến khi trưởng thành cũng là điểm tựacố định của mỗi người. Cuộc sống còn nhiều chông gai, sóng gió nhưng bạn luôn có thể tìm thấy bình yên và hạnh phúc khi được về bên cha mẹ. Ngược lại, trẻ em cần có trái tim tràn đầy tình yêu thương và kính trọng đối với ông bà, cha mẹ. Đôi khi nó xuất phát từ những lời nói và việc làm rất nhỏ. Những hành động nhỏ bé đáng yêu như một lời chào khi đi học hoặc con yêu ông bà, cha mẹ là những câu nói đơn giản nhưng lại mua lại được tiếng cười sự hạnh phúc từ gia đình của mình. Hoặc trẻ có thể cố tình giúp bố mẹ những công việc nhỏ trong nhà như nấu cơm, rửa bát, lau nhà. Hay nhớ chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức. Đây là chữ “hiếu” mà mỗi người phải ghi nhớ và thực hành. Chỉ khi bạn biết cư xử như một người con đối với cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình, bạn mới biết quý trọng những người xung quanh mình. Hay ngay cả anh chị em trong một gia đình cũng phải sống hòa thuận, nhường nhịn, bao dung và chia sẻ với nhau. Cuộc sống rất đơn giản khi được ở bên gia đình và cùng nhau tạo lên một khoảng trời riêng cùng các thành viên trong gia đình đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người.

Bài văn mẫu 3: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Bác Hồ có câu “Học, học nữa, học mãi” để cổ vũ tinh thần học tập và tìm hiểu ở mọi lứa tuổi nhưng ở trong chính môi trường học đường có rất nhiều học sinh lựa chọn phương pháp học lệch đây có sựu thiếu cân bằng kiến thức nếu học sinh lựa chọn phương pháp này. Học lệch là việc học không cân đối, không đều các môn, chú trọng môn này mà xao lãng môn khác, chỉ chú tâm đến môn mình sẽ thi đại học hay là đi theo sở thích cá nhân chứ không phải học để có kiến thức toàn diện.

Biểu hiện của việc học lệch rất rõ ràng nhận ra trong suốt quá trình học tập và qua những lần kiểm tra, thi cử. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì chúng không đòi hỏi phải học thuộc quá nhiều và cũng không cần ghi chép đến mức mỏi tay mà chỉ cần có một bộ não tư duy sắc bén. Hay có những bạn lại thích học các môn xã hội vì nó không khô khan như công thức toán lí hóa và chỉ cần chăm chỉ là có thể học tốt. Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyên tâm học Ngoại ngữ mà quên đi các môn học còn lại. Vì sao vậy? Vì trong bối cảnh đất nước đang trên đà giao lưu, hội nhập có khả năng ngoại ngữ tốt là một hành trang vô cùng hữu ích cho những ai muốn nâng cao vị trí, tầm quan trọng của mình trong xã hội.

Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến “thiếu cân bằng” về tư duy. Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.

Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tự nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.

Bài văn mẫu 4: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Tình cảm giữa con người với con người, con người với sự vật, con người với quốc gia luôn là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý. Nhà thơ Thanh Thảo cũng đã lấy cảm hứng từ tình cảm đó mà viết nên bài thơ “Gặp lá cơm nếp” gợi lên trong em rất nhiều suy nghĩ về tình cảm con người.

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” nói về dòng cảm xúc của nhân vật người con dành cho người mẹ già và đất nước. Thanh Thảo đã gửi gắm nhiều tâm tư, nỗi nhớ và tình cảm của mình thông qua nhân vật người con. Trên đường hành quân tại chiến trường Trường Sơn khốc liệt, người con vô tình ngửi thấy hương vị của lá xôi nếp lạ lùng nhưng lại rất thân quen. Mùi hương ấy dẫn anh nhớ về hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu khó đang đứng trong bếp nấu cơm cho anh khiến anh xúc động nghẹn ngào. Mùi hướng ấy còn đưa anh nhớ đến hương vị thân thuộc của quê hương đất nước, để rồi nỗi nhớ ấy được chia đôi cho mẹ già và đất nước. Tình cảm thương nhớ, thủy chung ấy đã bừng lên ngọn lửa hồng thắp sáng tâm hồn nhạy cảm và bùng lên ý chỉ quyết tâm hoàn thành trách nghiệm bảo vệ Tổ quốc của mình.

Thông qua tình cảm gắn bó thiêng liêng ấy của người con với người mẹ, đất nước chúng ta cũng có thể soi xét vào bản thân mình. Trong cuộc sống, chúng ta bị quy định bởi rất nhiều mối quan hệ. Từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn bó với cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó chắc chắn luôn là thiêng liêng, quan trọng nhất với cuộc đời mỗi người. Cho dù mai này có trưởng thành và đi thật xa, nhưng khi cuộc sống có quá nhiều áp lực, khó khăn, thì gia đình là nơi bình yên và hạnh phúc nhất để quay trở về. Người ta nói, giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây liên kết vô hình. Điều này quả thật rất đúng đắn. Hình ảnh cha mẹ luôn gắn liến với công lao sinh thành, dưỡng dục lớn lao, nên bổn phận làm con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng và báo hiếu với cha mẹ khi còn có thể. Bởi lẽ tình cảm gắn kết ấy là duy nhất, không có gì có thể thay thế được bằng tình yêu bao la của cha mẹ dành cho con cái và sự biết ơn, dựa dẫm vào cha mẹ của người con.

Đi ra xa hơn là tình cảm của con người dành cho quê hương, đất nước. Sinh ra trong một cộng đồng nhỏ là gia đình, đến khi trưởng thành và lớn lên, con người phải chung sống, đóng góp sức mình vào cộng đồng lớn hơn. Đó chính là xã hội, quê hương và đất nước. Trong xã hội hòa bình bây giờ, chúng ta không cần phải hi sinh bản thân mình vào công cuộc kháng chiến cách mạng như thời xưa. Nhưng khi Tổ quốc cần đến mình, là một người trẻ tuổi, chúng ta phải sẵn sàng và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ cho đất nước. Không được thờ ơ, trốn tránh mà phải dũng cảm, tự tin làm chủ non sông, đất nước, đưa quê hương mình ngày một phát triển và sánh ngang với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn.

Tóm lại, tình cảm của con người trong cuộc sống là rất da dạng, bởi con người là một cá thể nhỏ bé trong một cộng đồng rộng lớn. Chúng ta hãy luôn dành những tình cảm yêu thương, gắn bó với những điều giản dị nhất quanh ta.

Bài văn mẫu 5: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Sau khi đọc xong những dòng thơ đầy xúc động về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, em đã có rất nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước.

Bài thơ thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng và biết ơn những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Đó chính là những người lính đã hi sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính bình dị, thân quen với trách nhiệm lớn lao mà các anh phải gánh vác trên vai gợi cho người đọc thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Cho dù những người lính ấy đã hi sinh nhưng anh linh của các anh vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính không bao giờ mất đi, mà sẽ từ núi xanh trở về và hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước.

Từ hình ảnh người lính trong bài thơ, người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều thanh niên còn ham chơi, không chịu khó học tập, rèn luyện bản thân. Họ lo sợ và cho rằng, tham gia học quân sự, rèn luyện tư tưởng Đảng, đi bộ đội là những việc làm không cần thiết, mất thời gian và lãng phí thanh xuân của họ. Nhưng họ đâu có biết rằng, để có được một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như này hôm nay, thế hệ trước bao gồm những người lính cách mạng đã phải chiến đấu, hi sinh cực khổ như thế nào. Họ cũng chỉ là những chàng thanh niên trẻ tuổi như chúng ta, nhưng họ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc mà hi sinh bản thân, tuổi xuân của mình cống hiến cho đất nước. Nếu không có họ thì sẽ không thể có chúng ta của ngày hôm nay.

Vì vậy, các bạn trẻ cần phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa, sức ảnh hưởng lớn. Tự tin, dũng cảm chinh phục mọi khó khăn, dám đương đầu với thử thách và nguy hiểm. Khi Tổ quốc cần thì phải sẵn sàng tham gia, cống hiến sức trẻ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Bên cạnh đó, phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.

 

Chúng ta của hôm nay được thừa hưởng những thành quả của sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của thế hệ trước. Chính vì thế, là những thanh niên trẻ tuổi, hãy đóng góp sức mình để tiếp nối truyền thống yêu nước và làm nên đất nước muôn đời.Top of Form

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net