Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Bài | Tên bài | Nội dung | Số tiết |
1 | Bài tập thể dục liên hoàn 32 nhịp (từ nhịp 1 đến nhịp 16) | - Bài thể dục liên hoàn 32 nhịp: từ nhịp 1 đến nhịp 16. - Trò chơi vận động phát triển khéo léo | 3 |
2 | Bài tập thể dục liên hoàn 32 nhịp (từ nhịp 17 đến nhịp 32) | - Bài thể dục liên hoàn 32 nhịp: từ nhịp 17 đến nhịp 32. - Trò chơi vận động phát triển khéo léo | 4 |
(Thời lượng: 3 tiết)
- Biết cách thực hiện bài Thể dục liên hoàn 32 nhịp (từ nhịp 1 đến nhịp 16).
- Năng lực chung: T
+ Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình và tranh, ảnh.
+ Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện bài Thể dục liên hoàn 32 nhịp (từ nhịp 1 đến nhịp 16).
- Năng lực riêng:
+ Thực hiện đúng bài Thể dục liên dục liên hoàn 32 nhịp (từ nhịp 1 đến nhịp 16)
+ Biết chỉnh sửa động tác sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện, biệt hoàn 32 nhịp (từ nhịp 1 đến nhịp 16); biết lựa chọn và tham gia các trò chơi vận động phù hợp với nội dung bài học; biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện; biết vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hằng ngày.
– Tranh, ảnh, video nhóm động tác bật nhảy (từ nhịp 1 đến nhịp 8) và nh động tác vặn mình, gập bụng (từ nhịp 9 đến nhịp 16) (nếu có).
– Bóng cao su, bóng bàn hoặc bóng tennis, vợt bóng bàn, vợt cầu lông để trò chơi “Vận chuyển qua cầu”.
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS khởi động chung (chạy chậm, khởi động các khớp) và khởi động chuyên môn (động tác bắt tay chéo trước bụng và bắt chéo trên đầu ; động tác tay trước và động tác tay ngang)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện khởi động
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bài tập thể dục là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Bài thể dục liên hoàn 32 nhịp (từ nhịp 1 đến nhịp 16)
Hoạt động 1:Nhóm động tác bật nhảy (nhịp 1 đến nhịp 8)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem tranh ảnh nhóm động tác bật nhảy từ nhịp 1 đến nhịp 8 - GV thị phạm và phân tích nhóm động tác bật nhảy theo trình tự: + Thị phạm lần 1: GV thị phạm hoàn chỉnh nhóm động tác bật nhảy – từ nhịp 1 đến nhịp 8 (GV vừa thực hiện vừa tự đếm nhịp). GV sử dụng phương pháp thuyết trình: Nhóm động tác bật nhảy bao gồm: phần chân và phần tay. + Thị phạm lần 2: GV yêu cầu HS quan sát kĩ thuật chân và thị phạm hoàn chỉnh nhóm động tác bật nhảy – từ nhịp 1 đến nhịp 8 (GV vừa thực hiện vừa tự đếm nhịp). GV sử dụng phương pháp thuyết trình: phần chân thực hiện kĩ thuật bật chạm, tách liên tục. + Thị phạm lần 3: GV yêu cầu HS quan sát kĩ thuật tay và thị phạm hoàn chỉnh nhóm động tác bật nhảy – từ nhịp 1 đến nhịp 8 (GV vừa thực hiện vừa tự đếm nhịp). GV sử dụng phương pháp thuyết trình: phần tay, nhịp 1, 3, 5, 7 có sự thay đổi (nhịp 1 tay trước; nhịp 3 tay ngang; nhịp 5, 7 vỗ tay trên cao; nhịp 2, 4, 6, 8 tay ở TTCB) - GV tổ chức tập luyện: chia nhóm động tác thành hai phần: phần chân và phần tay. Kĩ thuật chân – GV mô tả kĩ thuật chân: + TTCB: Đứng nghiêm, hai tay chống hông + Nhịp 1, 3, 5, 7: Hai chân bật tách rộng bằng vai. + Nhịp 2, 4, 6, 8: Bật thu chân về TTCB. -GV cho HS thực hiện đồng loạt kĩ thuật chân liên tục từ nhịp 1 đến nhịp 8 + GV đếm nhịp, cùng tập với HS. + GV đếm nhịp, HS thực hiện. + GV cho HS tự đếm nhịp và thực hiện. Yêu cầu kĩ thuật: bật trên mũi chân, gồi nhún nhẹ, đảm bảo tiết tấu nhịp điệu của động tác chân. Kĩ thuật tay - GV mô tả kĩ thuật tay: + TTCB: Đứng nghiêm. + Nhịp 1: Hai tay đưa trước, lòng bàn tay hướng vào nhau. + Nhịp 2, 4, 6, 8: Về TTCB. + Nhịp 3: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay sấp. + Nhịp 5, 7: Hai tay qua ngang lên cao, hai bàn tay vỗ vào nhau. – GV cho HS thực hiện đồng loạt kĩ thuật tay liên tục từ nhịp 1 đến nhịp 8. + GV đếm nhịp, cùng tập với HS. + GV đếm nhịp, HS thực hiện. + GV cho HS tự đếm nhịp và thực hiện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV lưu ý một số lỗi sai HS thường mắc: + Tư thế tay ngang không đúng phương hướng + Biên độ tay không đúng + Chân và tay phối hợp khong chính xác trong nhóm động tác bật nhảy. - GV hướng dẫn HS khắc phục lỗi sai thường mắc Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
6p
4p
2p
2p 8p 4p
10p
2p 6p 8p
6p 6p
10p |
3N
2N
1N
1N 4N 4N
2N
1N 3N 4N
2N 2N
2N
| 1. Nhóm động tác bật nhảy (từ nhịp 1 đến nhịp 8) - TTCB: Đứng nghiêm - Nhịp 1: Hai chân bật tách rộng bằng vai, hai tay đưa trước, lòng bàn tay hướng vào nhau. - Nhịp 2: Bật thi chân và tay về TTCB - Nhịp 3: Hai chân bật tách rộng bằng vai, hai tay dang ngang, long bàn tay sấp. - Nhịp 4: Bật thu chân và tay về TTCB. - Nhịp 5: Hai chân bật tách rộng bằng vai, hai tay qua ngang lên cao, hai bàn tay vỗ vào nhau. - Nhịp 6: Bật thu chân và tay về TTCB - Nhịp 7: Thực hiện như nhịp 5 - Nhịp 8: Thực hiện như nhịp 6. |
Hoạt động 2: Nhóm động tác gập bụng, vặn mình (từ nhịp 9 đến nhịp 16)
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác