Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nhận biết được khái niệm góc, điểm trong của góc (không đề cập đến góc lõm).
- Nhận biết được góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt).
- Nhận biết được khái niệm số đo góc, đo được góc; biết so sánh hai góc.
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Năng lực riêng:
- Quan sát hình và đọc được tên góc, nhận biết được điểm trong của góc.
- Vận dụng được khái niệm góc vào một số tình huống trong thực tế.
- Biết đo một góc bằng thước đo góc.
- Kiểm tra được góc vuông, góc nhọn, góc tù bằng thước đo góc hoặc ê ke.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV
- Giáo án, SGK, SGV
- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke, thước đo độ,...
- Một số hình ảnh hoặc video (nếu có điều kiện) gợi nên góc để minh họa cho bài sinh động.
2 - HS
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke, thước đo độ,....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS quan sát hình ảnh chiếc compa và trả lời câu hỏi:
Hai thân của chiếc compa có thể xem là hai tia chung gốc. Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh gì?
- GV gọi 1 HS trình bày câu trả lời (không giải thích)
+ Hai thân compa gợi nên hình ảnh hai tia chung gốc, độ mở compa gợi nên độ lớn của góc.
=> GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 1: Khái niệm góc
- HS nhận biết và nêu được khái niệm góc
- HS đọc được tên các góc và các thành phần của góc
- Biết cách vẽ góc
------------------ còn tiếp ---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác