Soạn mới giáo án Công nghệ 3 Chân trời bài 7: Làm đồ dùng học tập

Soạn mới Giáo án Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo bài 7: Làm đồ dùng học tập. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 7: LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lựa chọn được vật liệu làm đồ dùng học tập đúng yêu cầu.
  • Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập đúng cách và an toàn.
  • Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực công nghệ:
  • Năng lực nhận thức công nghệ: Kể tên được một số đồ dùng học tập.
  • Năng lực sử dụng công nghệ: Lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm thước kẻ bằng giấy đúng yêu cầu. Biết được quy trình và làm được một chiếc thước kẻ.
  • Năng lực giao tiếp công nghệ: Làm được chiếc thước kẻ bằng giấy theo hướng dẫn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Công nghệ 3, SGK Công nghệ 3.
  • Hình ảnh trong Bài 7.
  • Mô hình thước làm bằng giấy.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ 3.
  • Bìa cứng, giấy màu thủ công, thước kẻ có thông số chính xác, bút chì, keo dán, kéo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về đồ dùng học tập để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui.

 Đầu đuôi vuông vắn như nhau

Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều

Tính tình chân thực đáng yêu

Muốn biết dài ngắn, mọi điều có em

(Là cái gì?)

Như cái kẹo nhỏ

Chữ hỏng xóa ngay

Học trò ngày nay

Vẫn dùng đến nó

(Là cái gì?)

Cái gì dài một gang tay

Em vẽ em viết ngày ngày ngắn đi

(Là cái gì?)

Thân thì liền với hai chân

Khi làm chân nghỉ, chân quay mới kì

(Là cái gì?)

Không phải bò, không phải trâu

Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn

(Là cái gì?)

- GV mời tất cả HS tham gia trò chơi, giải đáp câu đố.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đồ dùng học tập là các vật dụng thiết yếu, gần gũi, gắn liền với quá trình học tập của các em ngày từ những ngày đầu khi các em cắp sách tới trường. Các em chắc hẳn đều có ý thức nhất định trong việc giữ gìn, yêu quý và bảo quản đồ dùng học tập. Dựa trên những kiến thức đã được học về thủ công, ngày hôm nay cô sẽ cùng các em tạo ra cho mình đồ dùng học tập theo ý thích của riêng mình. Chúng ta cùng vào Bài 7 – Làm đồ dùng học tập.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đồ dùng học tập

a. Mục tiêu: Giới thiệu làm đồ dùng học tập: cây thước kẻ bằng giấy.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS kể tên một số đồ dùng học tập (có thể giới thiệu qua vật thật).

- GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS chia sẻ với nhau: Em có thể làm được đồ dùng học tập nào?

- GV mời 3-4 HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu: Chúng ta sẽ làm đồ dùng học tập – cây thước kẻ.

Hoạt động 2: Lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm thước kẻ bằng giấy

a. Mục tiêu: HS lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm thước kẻ bằng giấy đúng yêu cầu.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK tr.47, xác định yêu cầu:

+ Thước kẻ được làm giấy bìa cứng và trang trí bằng giấy màu thủ công.

+ Kích thước của thước kẻ được làm làm 3cm x 21 cm.

- GV tổ chức cho HS dự đoán: Để làm một cây thước kẻ bằng giấy, em cần những vật liệu và dụng cụ gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra những dự đoán vật liệu và dụng cụ cần thiết để làm một cây thước kẻ bằng giấy.

- GV mời 1-2 HS trình bày dự đoán của mình.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.47 và đối chiếu với dự đoán của mình và nêu vật liệu, dụng cụ làm thước kẻ bằng giấy gồm:

+ Giấy bìa cứng, giấy màu thủ công.

+ Kéo, thước kẻ có thông số rõ ràng, bút chì, keo dán, bút chì màu,...

- GV lưu ý cho HS: Có thể vận dụng các vật liệu tái chế để làm thước kẻ bằng giấy, tiết kiệm chi phí cho gia đình, bản thân.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ công dụng, số lượng các vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để làm một cây thước kẻ bằng giấy.

- GV gợi ý một số câu hỏi để giúp HS nhận biết các vật liệu, dụng cụ chưa phù hợp hoặc chưa đầy đủ để bổ sung và điều chỉnh:

+ Vật liệu đó để làm gì?

+ Với mỗi vật liệu, dụng cụ, chúng ta cần số lượng bao nhiêu?

+ Ngoài những vật liệu, dụng cụ đã kể, em còn nghĩ ra chúng ta cần vật liệu, dụng cụ nào nữa không?

- GV kết luận: Để làm một đồ dùng học tập cần lựa chọn vật liệu và dụng cụ phù hợp, cần tính số lượng sử dụng để tránh lãng phí.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

* ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp.

- GV đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trong tâm bài học.

- HS chú ý lắng nghe các câu đố.

- HS giải đáp câu đố: thước kẻ, cục tẩy, bút chì, com-pa, bút mực.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trình bày trước lớp.

- HS đọc thông tin SGK tr.47/

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trình bày dự đoán.

- HS đối chiếu với dự đoán.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận.

- HS dựa vào câu hỏi gợi ý của GV để điều chỉnh, bổ sung vật liệu, dụng cụ.

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Công nghệ 3 Chân trời bài 7: Làm đồ dùng học tập

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt, HĐTN: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 500k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ 3 chân trời sáng tạo, soạn giáo án công nghệ 3 mới CTST bài Làm đồ dùng học tập, giáo án soạn mới công nghệ 3 ctst

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay