Soạn mới giáo án Công nghệ 3 Chân trời bài 8: Làm biển báo giao thông

Soạn mới Giáo án Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo bài 8: Làm biển báo giao thông. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.
  • Lựa chọn được vật liệu phù hợp.
  • Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm một số biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước.
  • Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực công nghệ:
  • Năng lực nhận thức công nghệ: Kể tên được một số biển báo giao thông đường bộ.
  • Năng lực sử dụng công nghệ: Vận dụng kiến thức đã học vào làm mô hình biển báo giao thông.
  • Năng lực giao tiếp công nghệ: Tìm hiểu quy trình thực hiện biển báo giao thông
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Công nghệ 3, SGK Công nghệ 3.
  • Hình ảnh một số biển báo giao thông trong Bài 8 SGK.
  • Các vật dụng trong bài để hướng dẫn HS thực hành làm biển báo giao thông.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ 3.
  • Bìa cứng, giấy màu thủ công, ống hút bằng giấy.
  • Bút chì, thước rập tròn, com-pa, kéo dán, kéo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số biển báo giao thông. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS hát và nhún nhảy theo giai điệu bài hát “An toàn giao thông”.

(36) An Toàn Giao Thông - Bé Bảo An - Nhạc Thiếu Nhi Hay Nhất - YouTube

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa phần Khởi động bài học SGK tr.50 và yêu cầu HS mô tả lại nội dung bức tranh.

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông. Luật Gia thông đường bộ quy định có 5 loại biển báo giao thông, bao gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển phụ. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của một số biển báo giao thông, cũng như lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được một số biển báo giao thông quen thuộc, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 8: Làm biển báo giao thông.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu biển báo giao thông đường bộ

a. Mục tiêu: HS kể tên được một số biển báo giao thông đường bộ. 

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh một số biển báo giao thông đường bộ SGK tr.51 và thực hiện yêu cầu: Em hãy nêu tên hoặc ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ trong các hình dưới đây:

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận:

+ Biển báo giao thông có ý nghĩa hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đúng luật.

+ Bao gồm biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và các loại biển báo khác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu và dụng cụ làm mô hình biển báo cấm đi ngược chiều

a. Mục tiêu: HS lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm mô hình biển báo cấm đi ngược chiều theo đúng yêu cầu.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và mô tả cấu tạo của mô hình làm biển báo cấm đi ngược chiều.

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình SGK tr.52 và trả lời câu hỏi: Nêu các vật liệu, dụng cụ sử dụng để làm mô hình biển báo giao thông.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị một số vật liệu tái sử dụng, giáo dục HS cách bảo vệ môi trường.

- GV kết luận: Em lưu ý an toàn trong khi sử dụng dụng cụ; ưu tiên lựa chọn vật liệu đã qua sử dụng, thân thiện với môi trường và con người để làm biển báo giao thông.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

* ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp.

- GV đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trong tâm bài học.

- HS hát và nhún nhảy theo giai điệu của bài hát.

- HS quan sát hình minh họa.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS trả lời:

+ Hình a. biển báo cấm người đi bộ qua lại.

+ Hình b. biển trẻ em báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như ở vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ,...

+ Hình c. biển đường cấm, báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Hình d. biển đường dành cho xe thô sơ, báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ. Biển bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này.

+ Hình e. Biển nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật, chỉ dẫn nơi đỗ xe của người khuyết tật.

+ Hình f. Biển vị trí người đi bộ sang ngang, chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trả lời: Mô tả cấu tạo của mô hình làm biển báo cấm đi ngược chiều:

+ Biển báo: đường kính 5 cm.

+ Đế biển báo và mấu cắm: đường kính đế 5 cm.

+ Cột biển báo: chiều cao 15 cm.

- HS quan sát hình và trả lời: Các vật liệu, dụng cụ sử dụng để làm mô hình biển báo giao thông

+ Giấy bìa cứng (bìa các tông).

+ Ống hút bằng giấy loại nhỏ.

+ Giấy màu thủ công.

+ Kìm bấm lỗ giấy tròn.

+ Keo dán.

+ Ống hút bằng giấy giấy loại lớn.

+ Thước rập tròn.

+ Kéo cắt giấy.

+ Thước kẻ.

+ Bút lông.

+ Bút chì.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Công nghệ 3 Chân trời bài 8: Làm biển báo giao thông

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ 3 chân trời sáng tạo, soạn giáo án công nghệ 3 mới CTST bài Làm biển báo giao thông, giáo án soạn mới công nghệ 3 ctst

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay