Soạn mới giáo án Mĩ thuật 3 Chân trời bản 1 - bài 1: Đồ vật thân quen

Soạn mới Giáo án Mĩ thật 3 Chân trời sáng tạo bản 1 - bài 1: Đồ vật thân quen. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 1. ĐỒ VẬT THÂN QUEN

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ ra được cách nặn và kết hợp các hình khối để tạo mô hình đồ vật trong gia đình.
  • Tạo được mô hình đồ vật trong gia đình bằng đất nặn hoặc vật liệu dẻo.
  • Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của các hình khối và ý tưởng sử dụng sản phẩm trong học tập.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
  • Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt…
  • Năng lực riêng:
  • Biết cách sử dụng đất nặn để tạo ra các đồ vật trong gia đình.
  • Biết cách tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn.
  • Biết nêu cảm nhận về sản phẩm.
  1. Phẩm chất :
  • Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  3. Thiết bị dạy học
  4. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Sản phẩm, tranh ảnh về các đồ vật quen thuộc trong gia đình.
  1. Đối với học sinh
  • Đất nặn, dao nhựa, khăn lau,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HĐ1. KHÁM PHÁ

Tìm hiểu các đồ vật trong gia đình

a. Mục tiêu: HS quan sát hình các đồ vật quen thuộc trong gia đình và chỉ ra các hình khối cơ bản có trong mỗi đồ vật.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình minh họa – SGK tr.26 và các hình ảnh GV chuẩn bị, HS trả lời câu hỏi:

+ Tên các đồ vật mà em đã quan sát là gì?

+ Mỗi đồ vật gồm những bộ phận nào?

- GV chốt lại câu trả lời và nhận xét.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể tên những đồ vật có trong gia đình của em.

+ Các bộ phận của đồ vật gần giống khối gì?

+ Đồ vật đó thường được tạo ra từ vật liệu gì?

- GV khuyến khích HS kể thêm các đồ vật có trong gia đình em.

HĐ2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Cách pha màu thứ cấp

a. Mục tiêu: HS chỉ ra các bước tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc nội dung hoạt động 2 trong SGK – tr.27.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi để nhận biết và ghi nhớ các bước tạo hình và trang trí đồ vật bằng đất nặn:

+ Theo em, có mấy bước để tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn?

+ Có thể sử dụng các vật liệu, dụng cụ nào để tạo nét trang trí cho mô hình đồ vật?

- GV khuyến khích HS nêu các bước tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn.

- GV chốt lại kiến thức: Có 3 bước để tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn:

+ Bước 1: Nặn hình khối cơ bản để tạo các bộ phận của đồ vật.

+ Bước 2: Điều chỉnh khối thành các bộ phận và lắp ghép tạo mô hình đồ vật.

+ Bước 3: Trang trí tạo đặc điểm riêng cho mô hình đồ vật.

- GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Kết hợp các hình khối dạng cơ bản có thể tạo được mô hình đồ vật trong gia đình.

HĐ3. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO

Tạo mô hình đồ vật trong gia đình từ đất nặn

a. Mục tiêu: HS nặn đồ vật từ các khối cơ bản như khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối tam giác,…

b. Cách thức thực hiện:

- GV khuyến khích HS:

+ Nhắc lại cách nặn các khối đã học.

-----------Còn tiếp --------

- HS trả lời:

+ Tên các đồ vật mà em quan sát là: (1) kệ tivi, (2) bàn học và giá sách, (3) tủ quần áo, (4) giường ngủ, (5) ghế sofa, (6) lọ hoa và bàn trà.

+ Mỗi đồ vật gồm những bộ phận là:

Kệ tivi: các thanh gỗ, tay cầm và ngăn kéo được lắp ráp vào với nhau.

Bàn học và giá sách: bàn, ghế, giá sách và các thanh gỗ lắp ráp.

Tủ quần áo: ngăn kéo, ngăn tủ, cánh cửa tủ, tay cầm, các thanh gỗ lắp ráp.

Giường ngủ: các thanh gỗ, dát giường, chân giường,…

Ghế sofa: khung ghế, chân ghế, đệm ngồi, đệm tựa, vải bọc bề mặt.

Bàn trà: chân bàn, mặt bàn.

- HS lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi:

+ Các đồ vật trong gia đình em: giường ngủ, giá sách, tủ quần áo, bàn ăn, tủ bếp, kệ tivi, bàn học,…

+ Các bộ phận của đồ vật gần giống các hình khối cơ bản: khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ,…

+ Đồ vật thường được tạo từ các vật liệu như gỗ, bông, vải, cao su, nhựa,…

- HS thực hiện.

- HS quan sát.

- HS trả lời:

+ Theo em, có 3 bước để tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn:

Bước 1: Nặn hình khối cơ bản

Bước 2: Điều chỉnh khối

Bước 3: Trang trí

+ Có thể sử dụng thước kẻ, bút, dĩa, thìa để tạo các đường vân, nét trang trí cho mô hình đồ vật.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS trả lời.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 3 Chân trời bản 1 - bài 1: Đồ vật thân quen

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 1, soạn giáo án Mĩ thuật 3 mới CTST bản 1 bài Đồ vật thân quen, giáo án soạn mới Mĩ thuật 3 mới CTST bản 1

Soạn mới giáo án mĩ thuật 3 CTST bản 1


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay