Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS chia nhóm để chia sẻ về những điều mà HS quan sát được trên đường đến trường ( cảnh đẹp, màu sắc, âm thanh, mùi hương,...) bằng các giác quan - GV cho HS xem tranh ảnh, video, clip một vài con đường đến trường ở thành thị, nông thôn,.. có âm thanh tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng cười nói, tiếng xe cộ đi lại,.. - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về điều mà Hs thấy trong tranh ảnh, video clip. - GV yêu cầu HS đọc tên bài “ Em vui đến trường”, quan sát tranh minh họa bài đọc vào phỏng đoán về nội dung bài học. - GV giới thiệu bài mới, dẫn dắt HS vào bài học: “ Em vui đến trường” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “ Em vui đến trường” với giọng đọc trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở từ ngữ chỉ vẻ đẹp cảm xúc của bạn nhỏ khi trên đường cũng như khi tới lớp; ngắt nhịp 1/4, 2/3, 3/2. b. Cách thức tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “ Em vui đến trường” + Giọng đọc trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở từ ngữ chỉ vẻ đẹp cảm xúc của bạn nhỏ khi trên đường cũng như khi tới lớp; ngắt nhịp 1/4, 2/3, 3/2. - GV hướng dẫn HS: + Cách đọc một số từ khó: véo von, phơi phới, giục giã,... + Cách ngắt nhịp một số dòng thơ: Tiếng trống/ vừa giục giã/ Trang sách hồng/ mở ra/ Giọng thầy/ sao ấm quá!/ Nét chữ em/ hiền hòa.// Em/ vui cùng bè bạn/ Học hành/ càng hăng say Ước mơ/ đầy năm tháng/ Em/ lớn lên từng ngày.// + Giải thích nghĩa một số từ khó: ● Véo von: âm thanh cao và trong, lên xuống nhịp nhàng, nghe vui và êm tai ● Hiền hòa: hiền lành vào ôn hòa ● Phơi phới: trạng thái mở rộng, tung bay trước gió ● .... - GV yêu cầu HS làm việc nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm - GV mời một Hs đứng dậy đọc toàn bài trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đọc “ Em vui đến trường”; rút ra được nội dung của bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS đọc lại bài một lần nữa. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Câu 1: Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu? + Câu 2: trên đường đến trường bạn nhỏ cảm thấy như thế nào? + Câu 3: Theo em, vì sao mỗi ngày đến lớp bạn nhỏ lại có thêm nhiều niềm vui? + Câu 4: Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau? - GV mời đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Con đường đến trường đối với các bạn nhỏ là một con đường vô cùng đẹp, khi ngày mới bắt đầu bước chân trên con đường ấy các bạn nhỏ sẽ được đến trường hoc tập, các bạn nhỏ sẽ trưởng thành theo năm tháng và thực hiện ước mơ của mình. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài thơ “ Em vui đến trường” cho người thân nghe, học thuộc hai đoạn thơ mà e thích nhất + Đọc trước Tiết 9: Đọc mở rộng – Đọc một bài đọc về trường học | - HS chia thành các nhóm và làm theo yêu cầu của GV - HS quan sát - HS lắng nghe bạn chia sẻ - HS phỏng đoán nội dung bài học - HS lắng nghe,tiếp thu. - HS thực hiện. - HS lắng nghe, theo dõi GV đọc bài; đọc thầm theo - HS lắng nghe Gv đọc từ khó, cách ngắt nhịp câu thơ và giải thích từ ngữ khó. - HS làm việc nhóm. - HS đọc toàn bài; lắn nghe bạn đọc bài và đọc thầm. - HS đọc thầm lại bài đọc - HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi: + Câu 1: 1. Hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu là: Chú chim sâu hót véo von trên cành, Trái mặt trời chín đỏ mỉm cười với mây xanh Nắng hồng lên bốn phương + Câu 2: Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy: lòng vui phơi phới + Câu 3: Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều là: Cần học tập chăm chỉ, hăng say để đạt được ước mơ của bạn thân Câu 4: Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ có vần giống nhau là: Dòng 1 - dòng 3 (nhỏ - đỏ) Dòng 2 - dòng 4 (cành - xanh) Dòng 5 - dòng 7 (mới - phới) Dòng 6 - dòng 8 (phương - trường ) Dòng 9 - dòng 10 - dòng 11 (giã - ra - quá ) - HS lắng nghe tiếp thu. - HS lắng nghe - HS thực hiện |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác