Giải chi tiết Ngữ văn 11 cánh diều mới bài 5 Một người Hà Nội

Giải bài 5 Một người Hà Nội sách ngữ văn cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Tình cảm của nhân vật "tôi" đối với Hà Nội vừa giải phóng ra sao?

Hướng dẫn trả lời:

  • Được sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng, nhân vật "tôi" cảm thấy cực kì khoan khoái.

Câu 2. Với thời cuộc, nhân vật cô Hiển có thái độ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Cô bộc lộ rõ ràng thái độ của mình: “Tao có bộ mặt rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”.

=> Cô Hiền là người khôn ngoan, biết cách ứng xử với thời cuộc.

Câu 3. Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện ra sao?

Hướng dẫn trả lời:
Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện qua việc cô đồng ý cho các con của mình gia nhập quân đội đi đánh Mỹ. Cô cho rằng, việc con mình dám đi là biết tự trọng. Cô có trách nhiệm của một người mẹ, một người công dân yêu nước. Cô muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, muốn để con của mình được cống hiến sức mình vì tổ quốc.

Câu 4. Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:
Qua hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ, nhân vật "tôi" thấy được hình ảnh ngày Tết rất Hà Nội. Cái bát là biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội.

Câu 5. Những sự việc nào khiến nhân vật "tôi" buồn phiền?

Hướng dẫn trả lời:
Những sự việc khiến nhân vật "tôi" buồn phiền là thái độ hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của người Hà Nội ở một số người.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Nhân vật trung tâm của truyện là ai? Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện.

Hướng dẫn trả lời:

- Truyện ngắn “Người Hà Nội” xoay quanh nhân vật trung tâm là bà Hiền, người Hà Nội. 

- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa cô Hiều với các nhân vật khác trong truyện:

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

Câu 2. Xác định phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội. Dựa vào những chi tiết nào để có thể xác định như thế? Vì sao nhân vật này được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng" của Hà Nội?

Hướng dẫn trả lời:

- Thời trẻ là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.

- Có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ

+ Nếp sống, hành động:

    • Thời chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, không dính líu gì đến “chính phủ”, sống một cuộc sống đường hoàng, sung túc, giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.
    • Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn giữ gìn cách sống và nếp cũ của người Hà Nội.
    • Thời chống Mỹ: không khuyến khích cũng không ngăn cản con cái tòng quân.
    • Sau 1975: giữ nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, vẫn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần giữa những cựu công dân của Hà Nội.

+ Nếp nghĩ: Vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình: “Vui hơi nhiều… đến làm ăn chứ?”, “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”, “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”, “Chúng mày là người Hà Nội… buông tuồng”, “Xã hội nào cũng phải có… cho mọi giá trị”.

* Tính cách đặc sắc và sinh động

- Một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế:

 + Mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình trước những điều chưa hợp lý của chế độ mới.

 + Với người giúp việc thì coi như người nhà, tình nghĩa như người trong họ.

 + Với thời cuộc, bộc lộ rõ ràng thái độ của mình: “Tao có bộ mặt rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”.

- Một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán

+ Mọi việc cô làm đều có sự tính toán trước: Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô có hai dinh cơ, năm 1956, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún...

+ Cô đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”.

- Một người phụ nữ chu toàn mọi việc, như một nội tướng trong gia đình

+ Đặc biệt quan tâm, coi trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình, coi là “nội tướng”

+ Gần 30 tuổi bà mới lấy chồng, nhưng lại chọn một anh giáo tiểu học.

+ Việc sinh con: Kết thúc vào năm 40 tuổi. Tình thương con của cô là sự sáng suốt của một người mẹ có tầm nhìn xa, trông rộng.

+ Cô quan tâm, dạy dỗ con cái từ khi còn nhỏ và từ những chuyện nhỏ nhất. Với cô, trách nhiệm quan trọng nhất là tạo dựng nhân cách và chuẩn bị cho con cái một tương lai tốt đẹp.

- Một con người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm

Chuyện hai người con xin đi bộ đội: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”

- Một con người luôn lưu giữ những nét đẹp của người Hà Nội, luôn nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống.

+ Cô Hiền luôn ý thức minh là người Hà Nội, là sự đại diện cho cả nước, cho tinh hoa.

+ Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế”

+ Chất Hà Nội cũn được thể hiện qua  tháii độ ung dung tự tại trước những biến động của cuộc đời.

+ Chất Hà Nội còn được thể hiện qua sự sắc sảo của trí tuệ và vẻ đẹp của niềm tin. 

=> Cô Hiền là một con người, một công dân, cô luôn giữ phẩm chất cốt cách của một người Hà Nội. Cô coi mực chuẩn của nhân cách chính là lòng tự trọng. Cô vẫn luôn ý thức minh là người Hà Nội, là sự đại diện cho cả nước, cho tinh hoa. Cũng vì vậy mà cô được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng" của Hà Nội

Câu 3. Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Nhân vật tôi là một người giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa. Đồng thờ, ông cũng là một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.

+ Ông vui khi Hà Nội được giải phóng. ‘Tôi” rất yêu Hà Nội, am hiểu sâu sắc về Hà Nội.  Với ông, tình yêu Hà Nội, niềm say mê lớn nhất với Hà Nội là những con người Hà Nội hào hoa, có bản lĩnh văn hoá, những người “mặc cái áo quá chật”, lớn nhanh hơn thời đại khiến “miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội”, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá Hà Nội. (nhân vật cô Hiền).

+ Đối với cô Hiền, ông trân trọng khâm phục lối sống, suy nghĩ, bản lĩnh văn hóa của bà.

+ Ông không hài lòng, buồn phiền khó chịu với thái độ hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của người Hà Nội ở một số người.

Câu 4. Trong truyện Một người Hà Nội, lời nhân vật được cá thể hoá sâu sắc và phối hợp hài hòa với lời người kể chuyện. Ý kiến của em về nhận định trên.

Hướng dẫn trả lời:
Em đồng ý với quan điểm trên, bởi lẽ thông qua lời nói của các nhân vật trong câu chuyện, người đọc dễ dàng hình dung tính cách, con người của nhân vật.

Câu 5. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

Hướng dẫn trả lời:

- Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của sự sống: “thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.

- Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, “bị nhiễm bệnh” nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.

=> Từ câu chuyện của cây si, người đọc dễ hình dung hơi nội dung bài viết mà tác giả hướng đến.

Câu 6. Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc?

Hướng dẫn trả lời:

Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoa va hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Một người Hà Nội.

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung:

  • Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội.
  • Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau.
  • Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lí.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Một người Hà Nội.

Hướng dẫn trả lời:
Đoạn trích thể hiện những trân trọng và khát khao lưu giữ vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội cũng là của con người thời nay trước những biến động dữ dội của thời đại kinh tế thị trường và hội nhập văn hóa thế giới.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Một người Hà Nội.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả

  • Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội.
  • Nhà văn được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ
  • Một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8
  • Tác phẩm chính: Xung đột, Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,.....

2. Tác phẩm

  • Xuất xứ: Tác phẩm in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.
  • Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

3. Bố cục

  • Phần 1:Từ đầu đến “dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”: Giới thiệu về cô Hiền.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Cô Hiền trong thời kì hòa bình lặp lại.
  • Phần 3: Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Cô Hiền trong thời kì chiến tranh chống Mỹ.
  • Phần 4: Tiếp theo đến “từ mấy tháng nay rồi”: Cô Hiền sau chiến thắng mùa xuân 1975.
  • Phần 5: Còn lại: Cô hiền trong những năm thời kỳ đổi mới.

Câu 4. Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội.

Hướng dẫn trả lời:

Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, Hà Nội đã trở thành mảnh đất kết tinh bao tinh hoa của đất trời, là nơi hội tụ cảm xúc của biết bao thế hệ văn nghệ sĩ. Vùng đất kinh kỳ dường như hoá thân thành “nhân vật” có tâm hồn trong trong văn thơ, chẳng cần xô bồ hay hối hả, Hà Nội vẫn để lại dấu ấn riêng gây thương nhớ cho những ai đã từng ghé qua.

Chẳng lãng mạn như Tô Hoài, Đỗ Phấn, truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải đã để lại trong lòng người đọc biết bao cảm xúc dạt dào, vẻ đẹp con người được khắc hoạ thật tinh tế, chân thật, mang đậm màu sắc Hà thành.

Nguyễn Khải sinh ra tại Hà Nội, ông trải qua nhiều bước ngoặc lớn trong cuộc đời mình. Năm 1950, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương với những tác phẩm đầu tay: Xây dựng (1950-1951), Xung đột (phần I – 1959, phần II – 1962),… Các tác phẩm viết về đề tài nông thôn: Mùa lạc (1960), Người trở về (1964),… Từ sau năm 1975, các tác phẩm của ông đề cập chủ yếu đến vấn đề chính trị - xã hội mang tính thời sự, đặc biệt là tâm lý, tư tưởng con người trước những biến động của thời cuộc.

Các tác phẩm tiêu tiểu của Nguyễn Khải trong giai đoạn này: Cha và con, và… (1979), Thời gian của người (1985) và đặc sắc nhất là truyện ngắn Một người Hà Nội được ông viết năm 1990. Tác phẩm đã khắc hoạ rõ nét vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của con người Hà Nội qua biết bao thăng trầm, biến động của đất nước.

Nhan đề Một người Hà Nội được Nguyễn Khải đặt đã làm nổi bật lên hình tượng trung tâm xuyên suốt của tác phẩm chính là “người Hà Nội” mang trong mình vẻ đẹp toàn diện từ ngoại hình, tính cách cho đến tâm hồn. Nhan đề không màu mè, khoa trương cũng đủ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, nó như mở ra một không gian nghệ thuật tuyệt mỹ, một mảnh đất Hà thành xinh đẹp, cổ kính, trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử dân tộc.

Nguyễn Khải xây dựng nhiều tuyến nhân vật đều xuất thân là người Hà thành, tuy nhiên nổi bật là cô Hiền – nhân vật chính trong truyện. Cô xuất thân trong một gia đình giàu có, nế nếp, có nhan sắc, yêu văn chương và có trí thông minh hơn người. Ở nhân vật này, toát lên vẻ đẹp thuần tuý không trộn lẫn, vẻ đẹp của tinh thần và cốt cách thấm sâu từ nền văn hoá vùng đất kinh kỳ, không thể phai nhoà theo năm tháng.

Cô Hiền yêu mảnh đất này, nơi cô sinh ra và lớn lên với biết bao hoài niệm, cô vẫn ở lại Hà Nội thân thương mặc cho bom đạn đang đổ xuống nơi đây, chẳng ngại hiểm nguy đang trực chờ cô và gia đình mình vẫn bám trụ chỉ bởi vì “không thể rời xa Hà Nội”.Người phụ nữ có vẻ đẹp quý phái, đầy lòng kiêu hãnh, sự tự tin vốn có của người Đô thành, cùng với con mắt nhạy bén, sắc sảo dám bộc lộ quan điểm thẳng thắn, dám sống thật với bản thân.

Mặc cho xã hội đang dần thay đổi, nếp sống hối hả xô bồ đang ngày càng lan rộng trong nhân dân, cô Hiền vẫn giữ cho cho mình được lối sống đẹp, cách cư xử nhã nhặn, thanh cao đúng chuẩn Hà thành. Quả là một con người thức thời, cô nhanh chóng dung hoà được giá trị vật chất và vẻ đẹp tâm hồn, tuy chẳng còn phải tuổi thiếu nữ đôi mươi nhưng người phụ nữ này vẫn giữ cho mình một tâm hồn yêu nghệ thuật, cô vẫn giữ mối quan hệ với những văn nhân, nghệ sĩ, giữ cho tâm hồn biết yêu và trân trọng vẻ đẹp tinh thần.

Gần ba mươi tuổi, cô Hiền mới đi lấy chồng, “đùa vui một thời son trẻ thế là đủ” đã đến lúc làm một người vợ hiền, một người mẹ tốt, cô không chọn “một ông quan nào hết” hay một người văn nghệ sĩ, cô chọn lấy một ông giáo tiểu học “hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”. Người phụ nữ này chắc hẳn nổi tiếng cả Hà thành, cô đã có những tính toán cho cuộc đời mình, khi đứng trước ngã rẽ cuộc đời cô lựa chọn một lối đi an toàn nhất nhưng cũng hoàn hảo nhất.

Cô Hiền có tất cả, từ gia thế cho tới ngoại hình, trí tuệ, cô biết mình cần gì và muốn gì, quyết định chọn một nhà giáo tri thức lại hiền lành, chăm chỉ sẽ mang lại cho cô một gia đình hạnh phúc trọn vẹn. Khi là người vợ, người mẹ cô tính toán chu toàn cho tương lai của những đứa con mình, đây quả thực là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, dám nghĩ dám làm, khi đã làm thì không sợ đàm tiếu, thị phi thiên hạ. Bất kể là bản lĩnh hay trí tuệ cô đều có thừa, thật khiến người kinh khâm phục, kính nể bội phần.

Cô Hiền được tác giả miêu tả như “nội tướng”, mọi việc trong gia đình đều do một tay cô thu xếp chu toàn. Cô tài giỏi trong việc kinh tế lẫn quản lý gia đình, đưa cho chồng những lời khuyên đúng đắn kịp thời, mở một cửa hàng hoa giả mang lại thu nhập cho gia đình, cô bán đi một dinh cơ cho người bạn ở kháng chiến về. Chỉ bằng những hành động trên, ta hoàn toàn có thể cảm nhận được cô Hiền là người rất thức thời, và có trí tuệ hơn người

Cô và gia đình sống như một nhà tư sản ở trong một “toà nhà toạ lạc ngay tại một đường phố lớn”, “mùa đông ông mặc áo ba-xờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô”, “bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa”,… Họ vẫn giữ nếp sống Hà thành giữa thời cuộc đổi thay nhưng lại chẳng thấp thỏm lo sợ, cũng chẳng cần để tâm đến lời dị nghị xung quanh bởi vì cô Hiền biết đâu là chuẩn mực, là giới hạn, để giữ cho mình không đủ “tiêu chuẩn” thành tư sản, chẳng cần “bóc lột” ai mọi việc đều tự sức mình mà làm.

Cô tự tin khẳng định với những bà bạn của mình “các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”, câu nói là thể hiện lòng tin tuyệt đối vào chế độ mới, lòng yêu nước mãnh liệt, dạt dào. Trong nuôi dạy con cái, cô là người mẹ mẫu mực, nghiêm khắc, cô dạy các con từ cách ngồi, cách ăn và cả nói chuyện, đi đứng, dạy cho chúng “không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Cô truyền dạy cho con lối sống, văn hoá người Hà Nội, khắc sâu vào tâm trí chúng lòng yêu nước và trách nhiệm cao cả với Tổ quốc.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, là một người mẹ chứng kiến đứa con mình ra chiến trường bon đạn, đối diện với sinh ly tử biệt, mặc dù lo lắng, đau lòng nhưng cô vẫn để con đi. Cô Hiền là một người mẹ mẫu mực, tôn trọng quyết định của con, sống có lòng tự trọng, cô không muốn Dũng “sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”.

Ra đi là bảo vệ Tổ quốc, hy sinh cho Tổ quốc không thể có sự ích kỷ, hẹp hòi len lỏi trong tâm trí. Dù đứng ở cương vị nào, cô Hiền vẫn giữ được cốt cách thanh cao, lối cư xử rất đỗi mẫu mực. Nguyễn Khải ví cô như “hạt bụi vàng” là cách ông thể hiện sự yêu quý, trân trọng trước vẻ đẹp trí tuệ và nhân cách của con người Hà Nội.

Nguyễn Khải sáng tạo hình tượng người kể chuyện xuất hiện xuyên suốt chiều dài tác phẩm, theo giọng kể chiêm nghiệm và đầy triết lý của nhân vật vùng đất Hà thành và con người nơi đây hiện lên một cách sinh động, hóm hỉnh và rất chân thật. Tác giả đã rất thành công trong nghệ thuật trần thuật, ông nhìn sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ và với nhiều cách đánh giá, ngôn ngữ thay đổi linh hoạt, giàu biểu cảm. Các chi tiết nghệ thuật “hạt bụi vàng”, “cây si cổ thụ”,… rất đặc sắc đã góp phần khắc sâu vẻ đẹp con người Hà Nội trong lòng người đọc.

Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là truyện ngắn rất đặc sắc và để lại giá trị to lớn cho nề văn học nước nhà. Trong cái nhìn của ông, con người của mảnh đất kinh kỳ hiện lên với vẻ đẹp đậm màu truyền thống, nét đẹp riêng biệt không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi đâu. Với sức sống bền bỉ, lòng yêu mến cái đẹp từ ngàn năm lịch sử, người Hà Nội đang bài trừ những cái xấu xa đang du nhập vào nền văn hoá, người người, nhà nhà vẫn giữ nếp sống thanh cao, kiêu hãnh vốn có của mình.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 5, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 5, Giải bài 5 Một người Hà Nội, bài 5 Một người Hà Nội

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net