-Đồng diễn thể dục và võ thuật theo khối lớp
-Hưởng ứng phong trào rèn luyện sức khỏe để tự bảo vệ bản thân
1. Nhận biết hành vi xâm hại trẻ em
Câu hỏi: Quan sát hình ảnh và mô tả sự việc được thể hiện trong tranh
- Lựa chọn cụm từ chỉ hành vi làm tổn thương trẻ em cho phù hợp với từng hình ảnh
- Chia sẻ về những hành vi xâm hại trẻ em mà em biết
Hướng dẫn trả lời:
Các hành vi xâm hại trẻ em mà em biết như:
2. Tìm hiểu hành vi xâm hại trẻ em
Câu hỏi: Xác định những hành vi thể hiện trên sáu hình ảnh ở hoạt động 1 thuộc hình thức xâm hại nào:
- Nêu suy nghĩ của em về hậu quả của những hành vi đó đối với trẻ em
- Chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp
Hướng dẫn trả lời:
Hậu quả của những hành vi xâm hại đó là: Hệ quả của xâm hại trẻ em luôn rất nặng nề, dai dẳng; đặc biệt là xâm hại tình dục gây tổn thương nặng nề đến thể chất, tinh thần và hành vi của trẻ, thậm chí làm trẻ bị tử vong hoặc khiến trẻ bị trầm cảm, tự tử, hoặc tự gây tổn thương cho bản thân. Đây sẽ là nỗi ám ảnh dai dẳng trong suốt cuộc đời và còn có thể là nguyên nhân khi các nạn nhân lại trở thành hung thủ gây ra các vụ bạo hành hay xâm hại sau này đối với người khác.
Về thể chất: Những trẻ em bị xâm hại không chỉ mang những vết sẹo, những di chứng trên cơ thể suốt đời, nhiều em còn chịu sự tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này, thậm chí lây các bệnh qua đường tình dục, mang thai… Hậu quả thường thấy nhất về mặt thể chất của trẻ là tình trạng chậm phát triển như trong khả năng vận động, năng lực xã hội, khả năng nhận thức, thể hiện ngôn ngữ…
Về hành vi: Trẻ có thể trở nên quá lệ thuộc, thụ động, tránh né mọi khả năng phải đối đầu, hoàn toàn phục tùng lời của người khác hoặc trẻ trở nên tiêu cực, hiếu chiến và vô cùng nghịch ngợm, phá phách; không yêu thương bản thân, có thể tự làm đau mình… khả năng tập trung kém, tự ti, hạ thấp giá trị bản thân làm cho trẻ khó có thể học tập, hoàn thiện bản thân mình.
Về tâm lý: Trẻ bị hoảng loạn tinh thần, không tin tưởng vào người khác và môi trường xung quanh. Trẻ thường buồn rầu, chán nản và tự đổ lỗi, không còn yêu thương quý trọng bản thân, thậm chí có nạn nhân còn tự tử để chấm dứt những đau đớn phải chịu.
Hậu quả của xâm hại trẻ em ở mỗi nạn nhân là khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, thời gian và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại; sự quan tâm, chăm sóc đúng cách của gia đình và xã hội và khả năng chịu đựng, hồi phục của mỗi trẻ.
Câu hỏi: Thảo luận cùng người thân về các tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ:
1. Nêu những tình huống có nguy cơ bị xâm hại và cách xử lí
Câu hỏi:
- Chia sẻ những tình huống có nguy cơ bị xâm hại mà em biết
- Thảo luận về cách xử lí trong từng tình huống
+ Xác định mức độ gây nguy hiểm
+ Đưa ra cách xử lí phù hợp với từng mức độ nguy hiểm
Hướng dẫn trả lời:
Các tình huống:
2. Chơi trò chơi Phản ứng nhanh
- Mỗi nhóm nhặt những tấm thẻ mô tả hành vi của người lớn đối với trẻ em
- Các thành viên trong nhóm xếp những hành vi có nguy cơ xâm hại trẻ em theo các hình thức xâm hại dưới đây:
+ Xâm hại thân thể
+ Xâm hại tinh thần
+ Xâm hại tình dục
Hướng dẫn trả lời:
+ Xâm hại thân thể: ôm chặt, nhốt vào phòng riêng, ép đi xin tiền, bỏ đói
+ Xâm hại tinh thần: nhìn chằm chằm, dọa nạt
+ Xâm hại tình dục: đụng chạm cơ thể, nhốt vào phòng riêng, bám theo
Câu hỏi: Trao đổi với người thân về cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại
Hướng dẫn trả lời:
Các cách ứng phó: