Giải chi tiết HĐTN 4 Kết nối mới chủ đề 6 tuần 24

Giải chủ đề Phòng tránh bị xâm hại tuần 24 sách Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN

-Chơi trò chơi Rung chuông vàng về chủ đề "Tự bảo vệ bản thân"

-Lắng nghe câu hỏi để đưa ra phương án ứng phó với các tình huống có nguy cơ bị xâm hại

Hướng dẫn trả lời:

Khi gặp tình huống có nguy cơ bị xâm hại ta cần:

+ Đẩy kẻ xấu ra, không để cho họ động vào bản thân,..

+ Đứng ngay dậy, chạy thật nhanh tới chỗ có nhiều người và la hét để nhiều người biết và giúp đỡ;

+ Kêu cứu, hô hoán để nhận sự giúp đỡ;

+ Phải nói ngay với người lớn, người thân trong gia đình để có biện pháp giải quyết kịp thời,..

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: HÀNG VI XÂM HẠI TÌNH DỤC

1. Nhận diện nguy cơ bị xâm hại tình dục

Câu hỏi: 

- Quan sát tranh và nêu những tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục

- Chia sẻ về những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục mà em chứng kiến hoặc gặp phải

Hướng dẫn trả lời:

Những tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục: 

  • Bị nhìn trộm khi tắm hoặc thay quần áo
  • Vô cơ được tặng quà và cho tiền
  • Bị gọi ra chỗ vắng một mình
  • Bị ôm, đụng chạm vào các vùng mặc đồ bơi

- Chia sẻ về những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục mà em chứng kiến hoặc gặp phải

  • Khi đi học về em thấy một bạn đang bị một chú lớn tuổi đụng chạm vào vùng mặc đồ bơi
  • Khi đi bơi em nhìn thấy một chú đang nhìn lén vào phòng thay đồ bơi nũ

2. Phòng tránh bị xâm hại tình dục

Câu hỏi: Thảo luận về cách phòng tránh bị xâm hại tình dục

- Nêu ý tưởng thiết kế một sản phẩm thể hiện cách phòng tránh bị xâm hại tình dục

- Thiết kế một sản phẩm theo các hình thức cắt, dán, vẽ,... thể hiện cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.

Hướng dẫn trả lời:

Em có thể vẽ tranh hay tạp pano tuyên truyền ví dụ như:

- Nêu ý tưởng thiết kế một sản phẩm thể hiện cách phòng tránh bị xâm hại tình dục

SINH HOẠT LỚP: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC

1. Trình bày sản phẩm thể hiện cách phòng tránh bị xâm hại tình dục

2. Sắm vai xử lí tình huống phòng tránh bị xâm hại tình dục

Câu hỏi: Thảo luận về cách phòng tránh bị xâm hại tình dục trong những tình huống sau:

Tình huống 1: Khi Lam đang chơi trong công viên cùng các bạn, có một người lạ cho Lan quà và rủ bạn ấy đi với anh ta đến một góc khuất trong công viện.

Nếu là Lam em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Chính sang nhà hàng xóm chơi. Anh hàng xóm rủ Chính vào phòng riêng, nhìn chằm chằm vào vùng mặc đồ bơi của Chính và đóng cửa lại.

Nếu là Chính, em sẽ làm gì?

Sắm vai xử lí tình huống theo những cách phòng tránh đã thảo luận

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống 1:Nếu là Lam em sẽ không nhận đồ và đi theo người lạ, em sẽ từ chối và nói rằng em không đi theo người lạ và cảm ơn.

- Tình huống 2: Nếu là Chính em sẽ đi ra khỏi phòng ngay và nói với anh hàng xóm đấy là sự mất lịch sự nặng hơn có thể gọi là xâm phạm tới người khác.

Câu hỏi: Chia sẻ với người thân về nguy cơ bị xâm hại tình dục và cách phòng bệnh

Hướng dẫn trả lời:

- Nguy cơ bị xâm hại như:

  • Bị nhìn trộm khi tắm hoặc thayy quần áo
  • Vô cơ được tặng quà và cho tiền
  • Bị gọi ra chỗ vắng một mình
  • Bị ôm, đụng chạm vào các vùng mặc đồ bơi

Cách phòng bệnh:

Áp dụng Quy tắc Chiếc quần lót
* P – Privates are Private: Chỗ kín là riêng tư
Đồ lót là vật giúp con che lại vùng kín của mình, và không ai được phép nhìn hoặc đụng vào những nơi con mặc đồ lót. Trong trường hợp đặc biệt khi bác sĩ, y tá hoặc thành viên gia đình bắt buộc phải làm vậy, họ phải giải thích với con và được con đồng ý trước.
* A – Always remember your body belong to you: Hãy nhớ cơ thể của con là của riêng con.
Cơ thể của con thuộc về con. Không ai được phép làm bất kì điều gì khiến con không thoải mái hoặc xấu hổ. Nếu có ai tỏ ý muốn đụng chạm và nhìn vào những nơi con mặc đồ lót (vùng kín), hãy lập tức nói “Không” và báo ngay với người con tin cậy hoặc bố mẹ con.
* N – No means No: Không là không
Không nghĩa là không và con luôn có quyền từ chối người lớn, dù đó là một thành viên trong gia đình hay một người con yêu quý. Con là người kiểm soát cơ thể của con và cảm giác của con là quan trọng nhất. Nếu con không thoải mái và không thích, hãy mạnh dạn nói “không”, vì đó là lựa chọn của con
*T – Talk about secrets that upset you: Kể về những bí mật làm con khó chịu.
Có những bí mật xấu và bí mật tốt. Bí mật tốt là những thứ làm con vui như món quà bí mật ông già Nô-en sắp tặng. Còn bí mật xấu sẽ làm con lo sợ và buồn bã. Hãy luôn luôn tâm sự với những người lớn con tin tưởng khi con có bí mật xấu.
* S – Speak up, someone can help : Hãy lên tiếng, sẽ có người có thể giúp đỡ.
Hãy nói ra những điều làm con lo lắng và sợ hãi. Khi con cảm thấy bồn chồn, lo sợ, hãy tâm sự ngay với một người lớn con tin tưởng – có thể là bố mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, hoặc một người thân của gia đình.
Nên cho trẻ mặc đồ lót và dạy con nhớ kỹ quy tắc này.

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 4 kết nối tri thức chủ đề 6 tuần 24, giải Hoạt động trải nghiệm 4 KNTT chủ đề 6 tuần 24, giải sách giáo khoa HĐTN 4 kết nối tri thức chủ đề 6 tuần 24

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net