Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
– Bài hát Niềm vui gia đình
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức :
· Hiểu và làm quen với giai điệu, nội dung, các đoạn…của bài hát Niềm vui gia đình.
· Hát đúng giai điệu, lời ca với tính chất vui tươi, trong sáng, dịu dàng của bài Niềm vui gia đình.
· Biết gõ phách theo bài hát Niềm vui gia đình.
· Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát,…
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
· Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài háy, nhạc cụ,… hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
· Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề ; sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc,… trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có.
- Năng lực riêng:
· Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, trong sáng, dịu dàng của bài Niềm vui gia đình.
· Biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài Niềm vui gia đình.
2. Phẩm chất:
· Biết yêu thương, quan tâm và trân trọng gia đình
· Luôn cố gắng vượt lên đạt kết quả tốt trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Thiết bị dạy học
- Đối với GV:
· SGK, SGV, Giáo án.
· Các file âm thanh của bài hát Niềm vui gia đình, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)
- Đối với HS: SGK, nhạc cụ tiết tấu.
2. Phương pháp dạy học: Dùng lời, hướng dẫn thực hành luyện tập, làm mẫu, trò chơi, vận động theo nhịp điệu, giải quyết vấn đề, hợp tác,…
3. Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, mảnh ghép, động não, đặt câu hỏi,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu chủ đề, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen nội dung học.
b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe và trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu một số bức tranh, yêu cầu HS tìm ra chủ đề chung nói về những bức tranh ấy:
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời: Chủ đề “GIA ĐÌNH”
- GV tổ chức chơi trò chơi, trình bày luật chơi: GV chia lớp thành 2 (hoặc 3) nhóm tương ứng với các dãy bàn. Khi GV nêu câu hỏi. GV lần lượt gọi các nhóm trả lời. Nhóm nào không trả lời được thì nhóm đó sẽ thua cuộc, trò chơi được diễn ra cho đến khi còn duy nhất một đội cuối cùng.
- GV đặt câu hỏi: Các em hãy kể tên các bài hát nói về chủ đề gia đình (tình cảm cha con, mẹ con, anh chị em, ông bà,…)?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS các nhóm lần lượt trả lời:
+ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to
+ Ba ngọn nến lung linh
+ Bố là tất cả
+ Bàn tay mẹ
+ Tổ ấm gia đình
+ Ba kể con nghe….
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, đánh giá, công bố đội chiến thắng, dẫn dắt HS vào tiết học hát: Bài hát niềm vui gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động. Tìm hiểu bài hát
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và làm quen với giai điệu, nội dung, các đoạn…của bài hát Niềm vui gia đình.
b. Nội dung: GV cho HS nghe nhạc, cùng HS tìm hiểu bài hát, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận động cơ thể (vỗ tay, giậm chân, búng tay… ) theo nhạc bài Niềm vui gia đình của nhạc sĩ Hoàng Vân. (Link nhạc: https://tainhac123.com/tai-bai-hat-niem-vui-gia-dinh-nhat-nguyet-mp3/blDikzjbHO6l.html) - GV đặt câu hỏi: + Bài hát Niềm vui gia đình gồm có mấy đoạn? Đó là những đoạn nào? + Bài hát nói về nội dung gì? Giai điệu của bài hát như thế nào? - GV giới thiệu cho HS biết đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân: Hoàng Vân sinh 24 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. Ông là một nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, ông có một sự nghiệp sáng tác phong phú với thành công trên rất nhiều thể loại. Và bài hát Niềm vui gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. - GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc, chỉ rõ các đoạn, các cao độ, trường độ đã học, các kí hiệu đặc biệt (dấu nối, dấu nhắc lại) cho HS nắm rõ. - GV cùng HS thảo luận chia câu hát - GV chỉ các đoạn lấy hơi, các chỗ khó hát… cho HS nghe lại 1 lần nữa bài hát Niềm vui gia đình. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chăm chú lắng nghe, cảm nhận âm điệu bài hát, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trả lời câu hỏi, chia sẻ cảm nhận ban đầu về bài hát. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung luyện tập. | 1. Tìm hiểu bài hát - Bài hát chia thành 2 đoạn: + Đoạn 1: Tổ ấm gia đình... cho con vào đời. + Đoạn 2: Bên nhau vui ca hát ... trong nụ cười. - Giai điệu bài hát: Trong sáng, vui tươi, dịu dàng. - Nội dung bài hát: Nói lên niềm hạnh phúc của cuộc sống, nhắn nhủ mọi người biết yêu thương trân trọng gia đình của mình. 2. Tìm hiểu đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân - Hoàng Vân sinh 24 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. - Là nhạc sĩ hầng đầu của nền âm nhạc Việt Nam. - Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xây dựng, hò kéo pháo, Quảng Bình quê ta ơi, Tôi là người thợ lò… + Bài hát Niềm vui gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu về nhạc thiếu nhi. - Hình ảnh nhạc sĩ Hoàng Vân
|
-------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác