Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· HS nắm được khái niệm về nhịp độ, nhận diện được nhịp độ trên bản nhạc.
· Biết thay đổi nhịp độ, trình diễn bài hát Mùa xuân cho em một cách sáng tạo, mới mẻ.
2. Năng lực
- Năng lực chung
· Chủ động trong khám phá kiến thức và thực hành luyện tập.
· Giải quyết các yêu cầu của GV và sáng tạo trong hoạt động thực hành.
- Năng lực âm nhạc
· Nhận biết được một số thuật ngữ về nhịp độ và vận dụng vào thực hành.
3. Phẩm chất: Luôn cố gắng vươn lên trong học tập để đạt kết quả tốt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.
- Văn bản một số tác phẩm/ ca khúc có ghi nhịp độ, file âm thanh nhạc đệm bài hát Mùa xuân cho em.
- Đàn phím điện tử…
b. Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
a. Phương pháp dạy học
Dùng lời, thực hành – luyện tập, tự phát hiện.
b. Kĩ thuật dạy học
Động não, mảnh ghép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt đông, HS:
- Ôn lại bài hát Mùa xuân cho em.
- HS quan sát được nhịp độ của bài hát.
b. Nội dung:GV tổ chức cho HS nghe nhạc.
c. Sản phẩm học tập:
- HS hát bài hát Mùa xuân cho em.
- HS nhận diện được nhịp độ của bài hát.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS ôn lại bài hát Mùa xuân cho em.
- GV hát hoặc đàn một câu hát HS đã được học.Thực hiện 2 lần: lần 1 với tốc độ nhanh, lần 2 với tốc độ chậm.
- GV yêu cầu HS nhận xét nhịp độ của bài vừa được hát hoặc đàn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ôn lại bài hát Mùa xuân cho em.
- HS nhận xét nhịp độ của bài vừa được GV hát hoặc đàn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời các nhóm trình bày bàihát Mùa xuân cho em.
- HS nhận xét: cùng 1 giai điệu nhưng có sự khác nhau ở tốc độ (một lần nhanh, một lần chậm).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
- GV dẫn dắt HS vào tiết học: Lí thuyết âm nhạc – Một số thuật ngữ về nhịp độ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Tìm hiểu khái niệm nhịp độ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm về nhịp độ.
b. Nội dung:GV đặt câu hỏi để HS nắm được khái niệm về nhịp độ.
c. Sản phẩm học tập:Nhận biết và thể hiện được nhịp độ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GVyêu cầu HS đọc phần 1 SGK tr.34, GVđặt câu hỏi gợi mở: Nhịp độ trong âm nhạc là gì? - GV hướng dẫn HS đọc bảng thuật ngữ trong SGK tr.34 và ghi nhớ một số thuật ngữ chỉ các loại nhịp độ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS rút ra khái niệm nhịp độ. - HS quan sát và ghi nhớbảng thuật ngữ chỉ các loại nhịp độ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nêu khái niệm về nhịp độ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về nhịp độ. | Tìm hiểu nhịp độ - Nhịp độ là tốc độ chuyển động của âm thanh. Nhịp độ thường được viết bằng tiếng Ý phía trên khuông nhạc ở đầu bản nhạc hay đoạn nhạc, chương nhạc.
|
--------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác