Giải vở bài tập Tiếng việt 4 chân trời Bài 1: Cậu bé gặt gió

Hướng dẫn giải Bài 1: Cậu bé gặt gió Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Gạch dưới các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép và cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:

a. Cuốn sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện" ghi lại một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.

b. Bài thơ “Vàm Cỏ Đông" của nhà thơ Hoài Vũ đã được phổ nhạc.

c. Hôm nay, chúng em học hát bài “Về miền cổ tích" của nhạc sĩ Lê Phú Hải.

d. Tài liệu "Giúp em chăm sóc thú nuôi" rất bổ ích.

Tác dụng của dấu ngoặc kép:

Hướng dẫn trả lời:

a. Cuốn sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện" ghi lại một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.

b. Bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ đã được phổ nhạc.

c. Hôm nay, chúng em học hát bài “Về miền cổ tích” của nhạc sĩ Lê Phú Hải.

d. Tài liệu "Giúp em chăm sóc thú nuôi" rất bổ ích.

-> Tác dụng của dấu ngoặc kép: đánh dấu tên tác phẩm.

Bài tập 2. Điền dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau: 

a. Nhóm em đã chia sẻ về bài đọc Độc đáo Tháp nghiêng Pi-sa, Bí ẩn Kim tự tháp Ai Cập,...

b. Tài liệu Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cảnh, Kỹ thuật trồng cây cảnh,... đã giúp ông có vườn cây mà nhiều người mong ước.

Hướng dẫn trả lời:

a. Nhóm em đã chia sẻ về bài đọc “Độc đáo Tháp nghiêng Pi-sa”, “Bí ẩn Kim tự tháp Ai Cập”,...

b. Tài liệu “Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cảnh”, “Kỹ thuật trồng cây cảnh”,... đã giúp ông có vườn cây mà nhiều người mong ước.

Bài tập 3. Viết 1 – 2 câu giới thiệu một bài đọc thuộc chủ điểm “Thế giới quanh ta", trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

Hướng dẫn trả lời: 

Câu truyện "Cậu bé gặt gió" nói về hành trình chế tạo ra chiếc cối xay gió của cậu bé Uy-li-am.

Bài đọc thứ ba của chủ điểm "Thế giới quanh ta" là "Từ Cu-ba".

Câu hỏi 1. Dựa vào bài văn "Đàn chim gáy" (SGK, tr.82), xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “đồng ta”.

Giới thiệu đàn chim gáy.

  • Đoạn 2: Từ “con chim gáy” đến “vòng cườm đẹp”.

Miêu tả đặc điểm hình dáng của con chim gáy.

  • Đoạn 3: Từ “khi ngoài đồng” đến “người mót lúa”.

Miêu tả đặc điểm hoạt động của con chim gáy.

  • Đoạn 4: Từ “tôi rất thích” đến hết.

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc về con chim gáy.

Câu hỏi 2. Dựa vào phần thân bài của bài văn “Đàn chim gáy" (SGK, tr.82), tìm từ ngữ tả hình dáng và từ ngữ tả hoạt động hoặc thói quen của con vật.

Hướng dẫn trả lời:

Từ ngữ tả hình dáng:

  • Đôi mắt: nâu, ngơ ngác
  • Cái bụng: mịn, mượt

Từ ngữ tả hoạt động hoặc thói quen:

  • Bay vần quanh vòng trên các ngọn tre.
  • Sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.
  • Cái đuôi lái lượn xòe như múa.
  • Con đực đủng đỉnh cất tiếng gáy.
  • Thủng thỉnh bước ra.
  • Uỡn cái ngực lung linh cườm biếc.
  • Lượn nhẹ xuống
  • Nhặt thóc rụng
  • Tha thẩn, nhặt nhạnh, cặm cụi

Câu hỏi 3. Viết 1 – 2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng hoặc hoạt động, thói quen của một con vật em thích, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.

Hướng dẫn trả lời:

Đầu chú mèo nhà em trông giống như quả cam sành. Mỗi buổi tối, chàng bảo vệ mèo lại có nhiệm vụ bảo vệ kho thóc khỏi lũ trộm chuột.

Tìm kiếm google: Giải vbt tiếng việt 4 chân trời, giải vbt tiếng việt 4 tập 2 CTST bài 1: Cậu bé gặt gió

Xem thêm các môn học

Giải SBT Tiếng việt 4 tập 2 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net