PHẦN KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Sắp xếp các từ sau thành câu tục ngữ:
Đi, ngày, đàng, một, học, khôn, sàng, một
Trả lời:
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 2: Cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?
Trả lời:
Muốn hiểu biết, muốn nâng cao kiến thức cho chính mình thì không chỉ phải học trên sách vở, trên trường học mà còn phải học ở trên trường đời.
PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
PHẦN ĐỌC
Bài đọc: Cậu bé gặt gió – Theo Uy-li-am Cam-goan-ba và Brai-ơn-mi-lơ, Pha-tác Ra-cun dịch
Câu 1: Uy-li-am nghĩ và làm gì khi thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học?
Trả lời:
Uy-li-am khi thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học đã tin rằng cối xay gió sẽ giúp gia đình cậu thoát khỏi nghèo đói. Cậu đi học đều đặn, đến thư viện thường xuyên hơn để đọc những cuốn sách khoa học.
Câu 2: Nhờ đâu Uy-li-am dựng lên được chiếc cối xay gió.
Trả lời:
Nhờ lòng quyết tâm, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè mà Uy-li-am dựng lên được chiếc cối xay gió.
Câu 3: Vì sao mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động?
Trả lời:
Mọi người hò reo sung sướng vì cối xay gió có thể làm chạy máy bơm nước, dẫn nước từ giếng ra ruộng.
Câu 4: Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng?
Trả lời:
Theo em việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió sẽ giúp gia đình Uy-li-am kiếm được nhiều tiền hơn, đồng thời giúp gia đình Uy-li-am cũng như người dân trong làng có điện để sinh hoạt, sản xuất, gia tăng năng suất lao động.
Câu 5: Vì sao bài đọc có tên "Cậu bé gặt gió"?
Trả lời:
Bài đọc có tên “Cậu bé gặt gió” là việc cậu bé tạo ra chiếc cối xay gió cũng như việc trồng cây, và khi nó cho ra thành quả cũng giống như cậu đã gặt hái được thành công.
PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:
a) Tìm các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép.
b) Theo em, dấu ngoặc kép trong các câu trên có tác dụng gì?
Trả lời:
a) Các từ ngữ có trong dấu ngoặc kép:
b) Tác dụng: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm.
Câu 2: Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những vị trí nào trong mỗi câu sau?
Trả lời:
Câu 3: Đặt 1 - 2 câu giới thiệu một bài đọc thuộc chủ điểm "Thế giới quanh ta", trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.
Trả lời:
PHẦN VIẾT
Bài văn miêu tả con vật
Câu 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Bài đọc: Đàn chim gáy
(Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 2, chân trời sáng tạo, trang 82)
Trả lời:
1. Chim gáy.
2. Đoạn 1: Từ đầu đến "ra ăn đồng ta.": Giới thiệu về chim gáy.
Đoạn 2: Tiếp theo đến "vòng cườm đẹp": Miêu tả đặc điểm hình dáng của chim gáy.
Đoạn 3: Tiếp theo đến "người mót lúa.": Miêu tả hành vi, hoạt động của chim gáy.
Đoạn 4: Còn lại: Bày tỏ cảm xúc, tình cảm đối với loài chim gáy.
3. Tác giả lựa chọn những đặc điểm hình dáng của con vật có thể nhìn thấy như dáng, đôi mắt, cái bụng, cổ và những hoạt động thường thấy của chim gáy khi đến mùa gặt như sà xuống thửa ruộng vừa gặt quang, cái đuôi lái lượn xòe, gáy,... nhằm giúp độc giả dễ dàng hình dung rõ ràng ra loài chim gáy.
Câu 2: Trao đổi với bạn:
Trả lời:
Thường gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu về con vật hoặc loài vật.
Thân bài: - Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng.
- Tả hoạt động hoặc thói quen.
Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó,... với con vật hoặc loài vật.
Câu 3: Tìm trong phần thân bài của bài văn "Đàn chim gáy"
Trả lời:
Từ ngữ tả hình dáng:
Từ ngữ tả họa động hoặc thói quen:
Câu 4: Viết 1 - 2 câu tả đặc điểm nồi bật về hình dáng hoặc hoạt động, thói quen của một con vật em thích, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
Gợi ý:
Đầu chú mèo nhà em trông giống như quả cam sành. Mỗi buổi tối, chú ta có nhiệm vụ có nhiệm vụ bảo vệ kho thóc khỏi lũ trộm chuột.
PHẦN VẬN DỤNG
Câu 1: Kể cho người thân nghe câu chuyện "Cậu bé gặt gió".
Trả lời:
Học sinh tự kể cho người thân nghe
Câu 2: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật trong truyện.
Trả lời:
Uy-li-am là một cậu bé có nghị lực sống mạnh mẽ và sáng tạo. Dù hoàn cảnh nghèo khó nhưng cậu nhất quyết không khuất phục trước số phận mà luôn cố gắng vươn lên và học hỏi. Nhờ đó, cậu đã cải thiện được cuộc sống gia đình và giúp đỡ được người dân trong làng.