Giải SBT Toán học 11 tập 2 chân trời Bài 2: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Hướng dẫn giải Bài 2: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng SBT Toán 11 tập 2 chân trời sáng tạo. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1 (55). Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O cạnh $a\sqrt{2}$. Biết rằng SA=SB = SC=SD, $SO=2a\sqrt{2}$

a) Chứng minh $SO\perp (ABCD).$

b) Tính độ dài đường cao xuất phát từ đỉnh A của tam giác SAC.

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O

Hướng dẫn trả lời:

a) Ta có SA=SC

=> $\Delta SAC$ cân tại S

=>$ SO\perp AC. (1)$

Ta có SB = SD,

=> $\Delta SBD cân tại S$

=> $SO\perp BD.$

Từ (1) và (2)

=>$ SO \perp ABCD$

b) Ta có AC=2a, OC = a,

SC = $\sqrt{SO^{2}+OC^{2}} = 3a.$

Vẽ đường cao AH của tam giác SAC. Ta có:

$AH=\frac{SO.AC}{SC}=\frac{4a\sqrt{2}}{3}$

Câu 2. Cho tứ diện ABCD có $AB\perp CD$ và $AC\perp BD$. Gọi H là hình chiếu vuông góc của A xuống mặt phẳng (BCD). Chứng minh rằng H là trực tâm của $\Delta BCD$ và $AD\perp BC.$

Cho tứ diện ABCD có $AB\perp CD$ và $AC\perp BD$

 Ta có $CD\perp AB và CD\perp AH$

=> $CD\perp (ABH)$

=>$ CD\perp BH.$

Tương tự ta có $BD\perp CH.$

Vậy H là trực tâm của ABCD.

Ta có H là trực tâm của ABCD

=> $BC\perp DH.$

Mà $BC\perp AH$

=> $BC\perp (AHD)$

=> $BC\perp AD.$

Câu 3. Cho tứ diện ABCD có$ DA\perp (ABC)$, ABC là tam giác cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC. Vẽ $AH\perp MD$ tại H.

a) Chứng minh rằng $AH\perp (BCD).$

b) Gọi G, K lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC và DBC. Chứng minh rằng $GK\perp (ABC).$

 

Câu 3. Cho tứ diện ABCD có$ DA\perp (ABC)$, ABC là tam giác cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC. Vẽ $AH\perp MD$ tại H.

a) Ta có $BC\perp DA, BC\perp AM$

=>  $BC\perp (ADM)$

=> $BC\perp AH.$

Có $AH\perp DM,$

=> $AH\perp (BCD).$

b) Ta có $\frac{MK}{MD}=\frac{MG}{MA}=\frac{1}{3}$

=> GK//AD.

Ta lại có $AD\perp (ABC)$

=> $GK\perp (ABC).$

Câu 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi, O là giao điểm của hai đường chéo, SA=SC, SB=SD.

a) Chứng minh rằng $SO\perp (ABCD).$

b) Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BA, BC. Chứng minh rằng $IJ\perp (SBD).$

c) Chứng minh rằng$ BD\perp (SAC).$

Câu 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi, O là giao điểm của hai đường chéo, SA=SC, SB=SD.

a) Ta có SA = SC

=> $\Delta SAC cân tại S$

=>$ SO\perp AC. (1)$

Tương tự ta có SO\perp BD.(2)

Từ (1) và (2) suy ra$ SO\perp (ABCD).$

b) Ta có $AC\perp BD và AC\perp SO$

=> $AC\perp (SBD).$

Ta có IJ là đường trung bình của $\Delta ABC$

=> IJ // AC,

=>$ IJ\perp (SBD).$

c) Ta có $BD\perp AC và BD\perp SO,$

=> $BD\perp (SAC).$

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Toán học 11 CTST, Giải SBT Toán học 11 tập 2 CTST, Giải sách bài tập Toán học 11 chân trời sáng tạo tập 2 Bài 2: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 11 tập 2 chân trời sáng tạo

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG VIII: QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net