Soạn SBT Ngữ văn 8 kết nối Bài 9: Viết

Hướng dẫn giải Bài 9 Hôm nay và ngày mai : Viết, sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) thể hiện sự đồng cảm của em đối với thông điệp chung toát lên từ các văn bản đọc trong bài 9 của SGK – bài Hôm nay và ngày mai.

Hướng dẫn trả lời:

Các văn bản trong bài 9 Hôm nay và ngày mai gửi đến thông điệp về việc bảo vệ môi trường. Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng vì vậy bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết của bất kể cá nhân và độ tuổi nào. Một số việc có thể làm hằng ngày để bảo vệ môi trường như sử dụng các sản phẩm, vật dụng có chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế dùng chai nhựa một lần. Tiết kiệm điện, nước, tắt khi không sử dụng, ưu tiên đi bộ, xe đẹp hoặc các phương tiện công cộng khi đi học, đi làm. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, không thả bong bóng bay, đèn lồng. Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, ủng hộ ngày môi trường, giờ Trái Đất. Tăng cường thực đơn có nhiều rau xanh, không ăn thịt động vật hoang dã,… Vì một hành tinh xanh và khỏe mạnh, chúng ta hãy chung tay để bảo vệ môi trường.

Bài tập 2. Em thấy thực sự hứng thú với hiện tượng tự nhiên nào? Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) giải thích về hiện tượng tự nhiên đó.

Hướng dẫn trả lời:

Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê, trực tiếp tràn vào khu dân cư. Lũ được chia thành các loại khác nhau như lũ ống, lũ quét, lũ sông,… Lũ lụt xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những thiệt hại cho người dân cả về sức khỏe lẫn tài sản. Một số nguyên nhân đáng kể như do bão hoặc triều cường, do hiện tượng mưa lớn kéo dài, do các thảm họa sóng thần, thủy triều hay do sự tác động của con người,… Lũ lụt tác động trực tiếp đến con người, đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây thiệt hại về vật chất, gây thương vong về con người, tác động xấu đến môi trường nước, là nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế địa phương, đất nước,… Để nhằm giảm thiểu các thiệt hại do lũ lụt gây ra, chúng ta nên thực hiện kết hợp nhiều biện pháp như: di dời người dân ra khỏi vùng lũ, cập nhật thường xuyên thông tin diễn biến lũ lụt đến đại chúng; xây dựng đê điều chắn bão lũ kiên cố; nâng cao hệ thống điều tiết nước, hệ thống cảnh báo, xả lũ hiện đại, hiệu quả; tổ chức các buổi diễn tập phòng tránh khi có sự cố xảy ra tới người dân; tổ chức trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng chống xói mòn, sạt lở đất; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế xả rác thái, xử lí rác thông minh; ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra mạnh mẽ,…

Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hàng rong trước cổng trường dường như đã trở thành hình ảnh quen thuộc trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, gần đây xuất hiện các quầy bán xúc xích rán, bỏng ngô nóng hổi, thơm lừng, thu hút nhiều trẻ em.

Nhiều phụ huynh lo ngại vì những tác động không tốt của nó đến con em mình. Trước hết là việc hàng ăn nằm bên lề đường không thể đảm bảo vệ sinh. Tai hại nữa là tạo cho các em thói quen thích ăn quà vặt, từ đó nảy sinh việc tìm nhiều cách không lành mạnh để có tiền mua quà. Thói quen ăn quà vặt cũng dễ tạo ra hiệu ứng dây chuyền trong nhiều học sinh.

Thiết nghĩ, Đội Trật tự đô thị thành phố H. T. cần quan tâm xử lí tình trạng này nhằm đảm bảo mĩ quan đô thị và hạn chế những tác động tiêu cực đối với học sinh.

(Theo Thiên Lý, Cần chấm dứt tình trạng bán hàng rong trước cổng trường, báo Hà Tĩnh, ngày 02/04/2015)

Câu 1. Sơ đồ hoá nội dung văn bản và cho biết: Văn bản này có điểm gì tương đồng với các văn bản thuộc loại kiến nghị về một vấn đề của đời sống?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Sơ đồ hoá nội dung văn bản và cho biết: Văn bản này có điểm gì tương đồng với các văn bản thuộc loại kiến nghị về một vấn đề của đời sống?

Điểm tương đồng: giống nhau về hiện tượng, vấn đề được đề cập (hiện tượng có tính tiêu cực, vấn đề gây nhiều băn khoăn đòi hỏi được giải quyết), giống nhau về cấu trúc văn bản (ở phần nội dung chính).

Câu 2. Tổ chức lại văn bản trên thành một văn bản kiến nghị hoàn chính theo cách triển khai đã được học.

Hướng dẫn trả lời:

- Chú ý bổ sung những thông tin đáp ứng yêu cầu về thể thức của kiểu văn bản (chủ yếu ở phần đầu và phần cuối).

- Bổ sung ý cho phần nếu các biểu hiện của hiện tượng.

- Chỉnh lại câu cuối của văn bản cho đúng với tính chất của một kiến nghị (nêu yêu cầu rõ ràng và dứt khoát hơn).

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức , Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT Bài 9: Viết

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net