Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8B: XỬ LÍ ẢNH
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 và Hình 2.
- GV nêu câu hỏi:
Cho biết sự khác nhau giữa bức ảnh ở Hình 1 và bức ảnh ở Hình 2. Theo em, làm thế nào để từ bức ảnh màu ta có được ảnh đen trắng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Dự kiến trả lời:
+ Hình 1 là ảnh màu, Hình 2 là ảnh đen trắng.
+ Có thể sử dụng các tính năng chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng được tích hợp trong phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm trình chiếu,…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có một bức ảnh đẹp, chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều thao tác như cắt ảnh, xoay ảnh,… Vậy làm thế nào thực hiện các thao tác đó? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay nhé. – Bài 8B: Xử lí ảnh.
Hoạt động 1: Chỉnh sửa ảnh kĩ thuật số
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc SGK để trả lời các câu hỏi gợi ý của GV: + Ảnh kĩ thuật số (hay ảnh số) có đặc điểm gì? + Phần mềm xử lí ảnh cho phép ta thực hiện những thao tác nào với đối tượng ảnh? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tóm tắt các ý về các thao tác cơ bản của chỉnh ảnh kĩ thuật số - HS trả lời các câu hỏi của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nêu được đặc điểm của ảnh số và các thao tác xử lí ảnh cơ bản. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương các nhóm. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Chỉnh sửa ảnh kĩ thuật số - Ảnh số được chụp, lưu trữ trên thiết bị số (điện thoại thông minh, máy ảnh kĩ thuật số,…); ảnh số có thể dễ dàng được chỉnh sửa bằng phần mềm xử lí ảnh. - Các thao tác xử lí ảnh cơ bản như: + Cắt ảnh (crop): ví dụ, có thể cắt bỏ chi tiết thừa trong ảnh chụp. + Xoay ảnh (rotate): ví dụ, xoay bức ảnh nghiêng thành bức ảnh "thẳng". + Thay đổi độ sáng (brightness): ví dụ, ảnh chụp thiếu ánh sáng (chụp ảnh khi tối trời, chụp trong nhà) có thể được làm tăng độ sáng. + Thay đổi độ tương phản (contrast): ví dụ, ảnh chụp không rõ nét, bị nhạt nhoà (chụp ảnh khi trời mưa, sương mù) có thể được làm tăng độ tương phản để bức ảnh rõ nét hơn. + Thay đổi độ rực màu (saturation): ví dụ, ảnh chụp có màu sắc nhạt, có thể được làm tăng độ rực màu để bức ảnh rực rỡ hơn. |
Hoạt động 2: Chỉnh sửa ảnh với phần mềm Paint.Net
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
a) Giao diện phần mềm Paint.Net & b) Chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2a và 2b, quan sát Hình 3 - 4 để trả lời các câu hỏi: + Cửa sổ làm việc của phần mềm Paint.Net gồm những thành phần nào? + Nêu các bước thực hiện để chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng. + Lưu ảnh kết quả bằng lệnh Ctrl + S (hoặc File > Save) khác gì với lưu ảnh bằng lệnh File > Save As…? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tóm tắt các ý về giao diện phần mềm Paint.Net và chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày và thực hành minh họa các hoạt động: khởi động phần mềm Paint.Net, giao diện cửa sổ làm việc. - HS nêu được các thao tác chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng. - HS thực hiện lưu được ảnh sau chỉnh sửa. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương các nhóm. - GV chuyển sang nội dung mới. c) Chọn, thay đổi màu sắc, độ rực màu, độ sáng của đối tượng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục 2c, quan sát Hình 5 - 8 để trả lời các câu hỏi: + Để chỉnh sửa một đối tượng nào đó, trước tiên ta phải làm gì? Nếu không có đối tượng nào được chọn thì thao tác chỉnh sửa ảnh sẽ tác động lên đối tượng nào? + Nêu các thao tác chọn đối tượng bằng công cụ Ellipse Select (hay Rectangle Select ). Làm thế nào để chọn được khu vực hình tròn, hình vuông? + Nêu các thao tác để thay đổi màu sắc, độ rực màu, độ sáng của đối tượng đang được chọn. Làm thế nào để bỏ chọn đối tượng. + Trong trường hợp nào cần sử dụng công cụ Lasso Select để chọn đối tượng? Ở Hình 9 trong SGK, tại sao cần chọn chế độ Add (Union) trước khi thực hiện chọn đối tượng bình hoa? + Nêu các bước thực hiện làm nổi bật chiếc bình hoa có quai trong bức ảnh ở Hình 1 trong SGK? Bước 6 được thực hiện nhằm mục đích gì? Không thực hiện bước 6 có được không? + Tại sao việc phóng to (hoặc thu nhỏ) bức ảnh là cần thiết khi thực hiện xử lí ảnh? + Tại sao ta cần sử dụng kết hợp công cụ chọn vùng ảnh và có chế độ chọn vùng ảnh để chọn đối tượng? Cho ví dụ minh họa. - GV hướng dẫn cho HS thực hiện hoạt động Làm SGK trang 60: 1. Em có thể sử dụng những công cụ nào để chọn đối tượng cần xử lí trong ảnh? 2. Chế độ Add (Union), Subtract có ý nghĩa như thế nào khi chọn đối tượng cần xử lí trong ảnh? 3. Em hãy nêu các bước thực hiện chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tóm tắt các ý về việc chọn, thay đổi màu sắc, độ rực màu, độ sáng của đối tượng. - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi trong hoạt động Làm SGK tr.60. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày và thực hành minh họa được cách chỉnh sửa đối tượng. - HS nêu và thực hiện được các thao tác chọn đối tượng bằng công cụ Ellipse Select, thay đổi màu sắc, độ rực màu, độ sáng của quả táo theo hướng dẫn. - HS nêu và thực hiện được các bước chọn bình hoa có quai bằng công cụ Lasso Select (kết hợp sử dụng Add (Union)). - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương các nhóm. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Chỉnh sửa ảnh với phần mềm Paint.Net a) Giao diện phần mềm Paint.Net - Cửa sổ làm việc của phần mềm Paint.Net có những thành phần: + Hộp Tool. + Hộp History. + Vùng làm việc. + Ẩn, hiện các hộp thoại. + Hộp Layers. b) Chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng. - Các bước chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng: B1: Mở tệp ảnh màu (chọn File>Open hoặc gõ tổ hợp Ctrl+O, chọn tệp ảnh rồi nháy chuột vào nút lệnh Open). B2: Chuyển sang màu đen trắng: + Chọn thẻ Adjustments. + Chọn Black and White. B3: Chọn File>Save hoặc gõ tổ hợp phím Ctrl+S. - Lệnh File>Save As… giúp ghi ảnh kết quả vào tệp mới và ảnh gốc không thay đổi, lệnh File>Save giúp lưu ảnh chỉnh sửa đè lên ảnh gốc. c) Chọn, thay đổi màu sắc, độ rực màu, độ sáng của đối tượng - Muốn chỉnh sửa đối tượng nào thì cần chọn đối tượng đó. Nếu không chọn đối tượng thì thao tác chỉnh sửa ảnh sẽ tác động lên toàn bộ bức ảnh và như thế sẽ không thực hiện được mục tiêu khi muốn làm nổi bật một đối tượng. - Các thao tác chọn đối tượng bằng công cụ Ellipse Select (hay Rectangle Select ): B1: Mở tệp ảnh. B2: Chọn Ellipse Select (hoặc Rectangle Select) trong Tools. B3: Kéo thả chuột để chọn khu vực cần chỉnh sửa. - Các thao tác thay đổi màu sắc, độ rực màu, độ sáng: B1: Chọn thẻ Adjustments B2: Chọn Hue/Saturation. B3: Thay đổi màu sắc (di chuyển nút trượt hoặc gõ giá trị số). B4: Thay đổi độ rực màu (di chuyển nút trượt hoặc gõ giá trị số). B5: Thay đổi độ sáng (di chuyển nút trượt hoặc gõ giá trị số). B6: Chọn OK. + Gõ tổ hợp phím Ctrl + D để bỏ chọn. - Để chọn chính xác đối tượng, ta dùng công cụ Lasso Select . Vì ở Hình 9 đối tượng cần chọn gồm thân bình hoa và từng quai của bình hoa. - Các bước thực hiện để làm nổi bật chiếc bình hoa có quai trong bức ảnh ở Hình 1: B1: Mở tệp ảnh Bình hoa.png. B2: Chọn Lasso Select. B3: Chọn chế độ Add (Union). B4: Chọn đối tượng bình hoa có quai (lần lượt thực hiện kéo thả chuột tạo các đường khép kín bao quanh thân bình hoa và từng quai của bình hoa). B5: Thực hiện thay đổi độ rực màu, độ sáng của bình hoa có quai đang được chọn. B6: Chuyển các đối tượng khác sang màu đen trắng: + Gõ tổ hợp phím Ctrl + I để bỏ chọn bình hoa có quai đồng thời chọn các đối tượng còn lại. + Thực hiện chuyển các đối tượng đang được chọn sang màu đen trắng. B7: Gõ tổ hợp phím Ctrl + D. + Việc thực hiện bước 6 là để tăng thêm sự nổi bật của bình hoa có quai. Có thể thực hiện hoặc không cần thực hiện bước này. - Để thực hiện thao tác chọn đối tượng được dễ dàng, chính xác hơn, ta có thể phóng to ảnh. - Sử dụng công cụ chọn vùng ảnh, chế độ chọn vùng ảnh phù hợp cho phép ta có thể chọn được chính xác đối tượng có hình dạng phức tạp. VD: Sau khi đã chọn vùng ảnh hình vuông, ta thực hiện chọn vùng ảnh hình tròn, ta thu được kết quả như hình: Hoạt động Làm: 1. Có thể chọn đối tượng cần xử lí trong ảnh bằng các công cụ Ellipse Select , Rectangle Select , Lasso Select (có thể kết hợp với các chế độ chọn vùng ảnh). 2. Chế độ Add (Union) cho phép chọn thêm vùng ảnh (ví dụ như khi các vùng ảnh cần chọn không liền nhau hay chọn bổ sung vùng ảnh còn thiếu vào vùng ảnh liền kề đã chọn trước đó). 3. - Các bước chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng: B1: Mở tệp ảnh màu (chọn File>Open hoặc gõ tổ hợp Ctrl+O, chọn tệp ảnh rồi nháy chuột vào nút lệnh Open). B2: Chuyển sang màu đen trắng: + Chọn thẻ Adjustments. + Chọn Black and White. B3: Chọn File>Save hoặc gõ tổ hợp phím Ctrl+S. |
----------------Còn tiếp---------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: