Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9B: GHÉP ẢNH
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình:
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Hãy chỉ ra những thành phần giống, khác nhau ở Hình 1a và Hình 2.
+ Muốn có được bức ảnh ở Hình 2, ta cần sử dụng các thành phần nào trong các bức ảnh ở Hình 1b, Hình 1c để thay thế, bổ sung vào bức ảnh ở Hình 1a?
+ Làm thế nào để ghép bầu trời ở Hình 1b, thuyền ở Hình 1c vào Hình 1a?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS nêu được sơ lược cách để tạo được bức ảnh ở Hình 2. thay thế bầu trời ở Hình 1a bằng một phần bầu trời ở Hình 1b, thay thế hình ảnh phản chiếu của bầu trời dưới mặt nước; thêm con thuyền ở Hình 1c vào Hình 1a.
Dự kiến trả lời: Thay thế bầu trời ở Hình 1a bằng một phần bầu trời ở Hình 1b, thay thế hình ảnh phản chiếu của bầu trời dưới mặt nước; thêm con thuyền ở Hình 1c vào Hình 1a.
- HS có thể chưa trả lời được cách làm một số công việc chỉnh sửa ảnh như: chọn, xóa vùng ảnh bầu trời, bóng bầu trời dưới mặt nước, xóa ảnh nền, lật ảnh,…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu cách tạo ra Hình 2 từ các bức ảnh ở Hình 1, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 9B: Ghép ảnh.
Hoạt động 1: Thay thế vùng ảnh bầu trời.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 3 - 8 trang 62 – 64 để trả lời các câu hỏi: + Ở Hình 3 trong SGK, lí do cần sử dụng công cụ chọn vùng ảnh Magic Wand kết hợp với chế độ Add (Union) là gì? + Nêu các chú ý khi đặt tên lớp. + Vai trò, lợi ích của kĩ thuật tổ chức các lớp ảnh trong xử lí ảnh. + Giải thích vì sao ở Hình 7 một phần rừng cây bị che khuất bởi bầu trời? - GV hướng dẫn cho HS thực hiện hoạt động Làm SGK trang 64: 1. Sắp xếp các thao tác dưới đây theo thứ tự đúng để chọn và xóa một vùng ảnh có màu sắc tương đồng. a) Chọn công cụ Magic Wand. b) Nháy chuột vào vùng ảnh muốn chọn. c) Gõ phím Delete để xóa vùng được chọn. d) Thay đổi thông số trong hộp Tolerance để mở rộng hoặc thu hẹp vùng được chọn. 2. Em hãy cho biết lí do ta nhìn thấy hình ảnh bầu trời mà không nhìn thấy hình ảnh rừng cây ở Hình 6. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tóm tắt các ý về việc thay thế vùng ảnh bầu trời. - HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm” SGK - tr 64. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nêu được các bước và thực hành minh họa được theo hướng dẫn trong SGK. - HS nêu được vai trò của việc tổ chức ảnh thành các lớp. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương các nhóm. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Thay thế vùng ảnh bầu trời. a) Chọn vùng ảnh có màu sắc tương đồng và xóa vùng ảnh - Ở Hình 3, cần sử dụng công cụ chọn vùng ảnh Magic Wand kết hợp với chế độ Add (Union) để chọn đồng thời vùng ảnh bầu trời và bóng bầu trời. - Các bước thực hiện: B1: Chọn công cụ Magic Wand. B2: Chọn chế độ Add (Union). B3: Nháy chuột vào vùng ảnh bầu trời, bóng bầu trời. B4: Thay đổi thông số Tolerance để chọn vùng ảnh mong muốn. - Gõ phím Delete để xóa các vùng ảnh đang được chọn. b) Đổi tên lớp - Nên đặt tên lớp gợi nhớ nội dung, ý nghĩa của lớp ảnh để dễ dàng hơn trong việc quản lí, theo dõi trong quá trình xử lí ảnh. - Các bước thực hiện đổi tên lớp: B1: Nháy đúp chuột vào tên lớp trong hộp thoại Layers. B2: Gõ tên mới cho lớp. B3: Chọn OK. c) Thêm lớp đối tượng - Các bước thêm lớp đối tượng: B1: Chọn thẻ Layers. B2: Chọn Import From File, trong cửa sổ Open mở ra, chọn tệp ảnh. - Việc tổ chức ảnh thành các lớp cho phép ta xử lí đối tượng ảnh trên từng lớp mà không ảnh hưởng tới các đối tượng ảnh ở các lớp khác. Đồng thời, ta có thể dễ dàng thêm, bớt, ẩn, hiện đối tượng, thay đổi thứ tự xuất hiện, vị trí giữa các lớp để tạo nên bức ảnh như mong muốn. d) Thay đổi thứ tự lớp - Ta có thể thực hiện kéo thả lớp trong hộp Layers để thay đổi thứ tự lớp. - Ở Hình 7, lí do một phần rừng cây bị che khuất bởi bầu trời là vì lớp Bầu trời ở trên lớp Rừng. Hoạt động Làm: 1. Thứ tự đúng là A, B, D, C. 2. Ở Hình 6, lí do ta nhìn thấy hình ảnh bầu trời mà không nhìn thấy hình ảnh rừng cây là do lớp Bầu trời ở trên nên che khuất lớp Rừng ở dưới. |
Hoạt động 2: Tạo bóng bầu trời dưới mặt nước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 9 – 11 trang 65 trong SGK để tìm hiểu, thực hành minh họa nhân bản lớp, lật ảnh. - GV nêu câu hỏi gợi ý: + Nêu các bước trong nhân bản lớp, lật ảnh. + Mục đích của lật ảnh lớp Bóng bầu trời là gì? + Nhận xét về thứ tự của lớp mới được tạo bằng cách nhân bản. - GV hướng dẫn cho HS thực hiện hoạt động Làm SGK trang 65: Theo em, sau khi thực hiện thao tác nhân bản ở Hình 9, lớp Bóng bầu trời ở trên hay ở dưới lớp Rừng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tóm tắt các ý về việc tạo bóng bầu trời dưới mặt nước. - HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm” SGK - tr 65. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nêu và thực hành minh họa được: nhân bản lớp Bầu trời; nhận xét được lớp mới được tạo ra bằng cách nhân bản được đặt ở dưới; đổi tên lớp Bầu trời mới được nhân bản thành Bóng bầu trời; lật ảnh để tạo được bóng bầu trời. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương các nhóm. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tạo bóng bầu trời dưới mặt nước a) Nhân bản lớp - Các bước nhân bản lớp: B1: Chọn lớp muốn nhân bản. B2: Chọn Duplicate để nhân bản lớp đang chọn. Lưu ý: Sau khi nhân bản, lớp mới được tạo ra sẽ được đặt ở dưới. b) Lật ảnh - Các bước thực hiện lật ảnh: B1: Chọn lớp Bóng bầu trời. B2: Chọn thẻ Layers. B3: Chọn Flip Vertical để lật ảnh theo chiều dọc (chọn Flip Horizontal để lật ảnh theo chiều ngang). - Mục đích của lật ảnh lớp Bóng bầu trời là tạo ra ảnh mới là hình ảnh phản chiếu của ảnh Bầu trời. Hoạt động Làm: - Sau khi thực hiện thao tác nhân bản ở Hình 9, lớp Bóng bầu trời ở dưới lớp Rừng. |
Hoạt động 3: Thêm con thuyền
- HS biết cách thực hiện xóa nền, thay đổi kích thước, di chuyển đối tượng.
- Ôn luyện thao tác thêm đối tượng từ tệp ảnh khác, lựa chọn và xóa vùng ảnh có màu sắc tương đồng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 12 – 13 trang 65, 66 trong SGK để tìm hiểu, thực hành minh họa: thêm hình ảnh con thuyền từ tệp Thuyền.png; xóa vùng ảnh mặt nước xung quanh con thuyền; thay đổi kích thước, di chuyển con thuyền đến vị trí thích hợp. - GV nêu câu hỏi gợi ý: + Nêu các bước thực hiện thêm hình ảnh con thuyền, xóa vùng ảnh mặt nước xung quanh con thuyền; giải thích lí do cần xóa vùng ảnh mặt nước. + Nêu các bước thực hiện thay đổi kích thước, di chuyển đối tượng. - GV hướng dẫn cho HS thực hiện hoạt động Làm SGK trang 66: Em hãy nêu các việc cần thực hiện để thay đổi kích thước, vị trí của con thuyền. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tóm tắt các ý về việc thêm con thuyền. - HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm” SGK - tr 66. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nêu và thực hành minh họa được: them hình ảnh con thuyền từ tệp Thuyền.png; xóa vùng ảnh mặt nước xung quanh con thuyền; thay đổi kích thước, di chuyển con thuyền đến vị trí thích hợp. - HS nêu được lí do xóa vùng mặt nước xung quanh con thuyền. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương các nhóm. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Thêm con thuyền - Các bước thêm con thuyền: B1: Chọn thẻ Layers. B2: Chọn Import From File, trong cửa sổ Open mở ra, chọn tệp ảnh. - Các bước xóa vùng ảnh mặt nước xung quanh con thuyền: B1: Chọn công cụ Magic Wand. B2: Chọn chế độ Add (Union). B3: Nháy chuột vào vùng ảnh mặt nước xung quanh con thuyền. B4: Thay đổi thông số Tolerance để chọn vùng ảnh mong muốn. + Gõ phím Delete để xóa các vùng ảnh đang được chọn. - Lí do xóa vùng ảnh mặt nước xung quanh con thuyền là để những vùng ảnh được xóa sẽ có nền trong suốt. Vì vậy, khi đặt lớp ảnh này lên trên lớp ảnh khác thì những vùng có nền trong suốt sẽ không che khuất các đối tượng ở lớp ảnh dưới. a) Thay đổi kích thước đối tượng - Các bước thay đổi kích thước đối tượng: B1: Nháy chuột vào tên lớp chứa đối tượng để đặt thành lớp hiện tại. B2: Chọn công cụ Move Selected Pixels trong Tools. B3: Nháy chuột vào bên trong lớp chứa đối tượng để chọn toàn bộ lớp (xuất hiện khung hình chữ nhật bao quanh lớp được chọn). B4: Thực hiện kéo thả nút tròn ở cạnh của khung hình chữ nhật để thay đổi kích thước đối tượng trong lớp. b) Di chuyển đối tượng - Các di chuyển đối tượng: B1: Nháy chuột vào tên lớp chứa đối tượng để đặt thành lớp hiện tại. B2: Chọn công cụ Move Selected Pixels trong Tools. B3: Nháy chuột vào bên trong lớp chứa đối tượng để chọn toàn bộ lớp (xuất hiện khung hình chữ nhật bao quanh lớp được chọn). B4: Thực hiện kéo thả chuột để di chuyển đối tượng đến vị trí mong muốn. Hoạt động Làm: - Các việc cần làm để thay đổi kích thước, vị trí của con thuyền: nháy chuột vào tên lớp trong hộp Layers để đặt thành lớp hiện hành rồi nháy chuột vào bên trong lớp để chọn toàn bộ lớp. Sau đó, chọn công cụ Move Selected Pixels trong Tools; kéo thả nút tròn ở xung quanh lớp để thay đổi kích thước, kéo thả lớp để di chuyển ảnh chứa trong lớp. |
----------------Còn tiếp---------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: