Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: THỂ HIỆN CẤU TRÚC LẶP TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề vào câu hỏi Khởi động tr.96 SGK: Khi nào mô tả thuật toán ta cần dùng cấu trúc lặp? Nếu em đã từng tạo chương trình Scratch có thể hiện cấu trúc lặp thì đó là tình huống nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS giơ tay phát biểu ý kiến
+ Khi có những thao tác cần được lặp đi lặp lại trong một thuật toán thì ta có thể dùng cấu trúc lặp để mô tả. Có hai loại lặp: lặp với số lần lặp biết trước (ví dụ lặp 10 lần), lặp với số lần không biết trước số lần lặp (lặp cho đến khi thỏa mãn một điều kiện nào đó).
Lặp với số đếm từ số đếm đầu đến số đếm cuối: Các thao tác cần lặp Hết lặp | Lặp khi điều kiện lặp được thỏa mãn: Các thao tác cần lặp Hết lặp |
+ Ví dụ: một nhân vật chuyển động hay vẽ một hình đa giác đều thì thường dùng cấu trúc lặp…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy trong Scratch, cấu trúc lặp được sử dụng như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Bài 5: Thể hiện cấu trúc lặp trong chương trình.
Hoạt động 1: Thể hiện trong Scratch cấu trúc lặp khi biết trước số lần lặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm (3 - 4 HS). - GV yêu cầu HS đọc hiểu thông tin SGK, quan sát Hình 1a và 1b để hình thành kiến thức mới về: cấu trúc lặp biết trước số lần lặp. - GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận thực hành trên Scratch và trả lời câu hỏi Hoạt động tr.96 SGK: Em hãy cho biết chương trình ở Hình 2 thực hiện điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1a, 1b, 2 tr.96 SGK và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi nhiệm vụ. + Câu hỏi Hoạt động tr.96: Chương trình Hình 2 đã tính tổng 30 số tự nhiên đầu tiên (từ 1 đến 30 và thông báo kết quả tính được). - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả của HS. - GV chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Thể hiện trong Scratch cấu trúc lặp khi biết trước số lần lặp - Để thể hiện việc một số lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại với số lần lặp đã xác định trước, trong nhóm Control chọn khối lệnh: |
Hoạt động 2: Thể hiện trong Scratch cấu trúc lặp khi không biết số lần lặp trước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS tiếp tục hoạt động nhóm. - GV giới thiệu khối lệnh lặp repeat until qua ví dụ cụ thể (lặp cho đến khi biểu thức điều kiện đứng sau until đúng thì thôi lặp): + Lặp yêu cầu nhập vào một số chia hết cho 5 đến khi số vừa nhập thỏa mãn điều kiện đó. + Lặp hai thao tác nhân vật Mèo di chuyển 5 bước rồi nghỉ 1 giây cho đến khi chạm vào một nhân vật khác (chẳng hạn Robot). - GV có thể củng cố cho HS nhận ra mối quan hệ giữa điều kiện lặp (trong mẫu mô tả) và điều kiện dừng lặp (trong khối lệnh repeat until) bằng cách yêu cầu HS: Biểu diễn bằng khối lệnh trong Scratch lặp lại hai thao tác (tăng biến số lần lên 1, tăng X lên gấp đôi) khi X còn nhỏ hơn 500. - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ ở Hình 4b và chạy thử khối lệnh này trong trường hợp không có stop this script để HS quan sát và nhận thấy vòng lặp không dừng, buộc ta phải nháy chuột vào nút màu đỏ dừng chương trình. Ví dụ: - GV chỉ cho HS nhận thấy cạnh dưới của khối lệnh này là đường thẳng không cho ghép thêm lệnh nào khác vào nữa. → Chỉ có 1 cách duy nhất thoát khỏi vòng lặp, đó là có lệnh stop this script trong quá trình thực hiện vòng lặp này. Thường thì lệnh thoát giữa lúc thực hiện vòng lặp vô hạn này xảy ra khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn. - GV có thể lưu ý HS: Trong các thao tác cần lặp (ở các loại khối lệnh lặp) có thể chứa cấu trúc rẽ nhánh hoặc lặp khác. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Củng cố tr.98 SGK: Trong các câu sau những câu nào đúng trong Scratch? 1) Có ba khối lệnh khác nhau để thể hiện cấu trúc lặp trong thuật toán. 2) Chỉ có thể sử dụng cấu trúc lặp khi biết trước số lần lặp. 3) Chỉ có thể sử dụng cấu trúc lặp để lặp đi lặp lại một lệnh. 4) Điều kiện dừng lặp phải là một biểu thức logic. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 3 - 4 trang 97 SGK và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi nhiệm vụ. Gợi ý: + Câu hỏi biểu diễn khối lệnh lặp lại hai thao tác + Câu hỏi củng cố tr.98 SGK: Câu 1) và 4) đúng. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả của HS. - GV chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Thể hiện trong Scratch cấu trúc lặp khi không biết số lần lặp trước - Scratch có khối lệnh thể hiện cấu trúc lặp khi không biết số lần lặp nhưng biết điều kiện dừng lặp. + Điều kiện dừng lặp được thể hiện bằng một biểu thức logic. + Khi biểu thức này nhận giá trị đúng thì việc lặp lại sẽ dừng. - Trong Scratch có khối lệnh trong khung lặp lại mãi mãi, muốn dừng vòng lặp này phải dùng lệnh stop this script trong nhóm Control.
|
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Cấu trúc lặp nằm trong nhóm
Câu 2. Để dừng vòng lặp forever… phải dùng lệnh
Câu 3. Điều kiện dừng lặp là
Câu 4. Viết chương trình đầy đủ và chạy thử cho khối lệnh dưới đây thì kết quả của biến đếm sẽ là
Câu 5. Nếu số bí mật là 58, bạn An đoán số 64 thì kết quả hiển thị là
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác