[toc:ul]
Câu 1: Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập ASEAN?
Câu 2: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
Câu 3: Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?
Câu 4: Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói giảm nghèo?
Câu 5: Nêu các mục tiêu của ASEAN?
Câu 6: Lấy ví dụ để chứng minh rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Vần phải khắc phục những điều đó bằng những biện pháp nào?
Câu 7: Tại sao việc phát triển kinh tế biển ở khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay?
Câu 1: Đông Nam Á có tất cả 11 nước. Trong đó có 10 nước kết nạp ASEAN, chỉ còn duy nhất Đông-ti-mo chưa kết nạp vào tổ chức này.
Câu 2: Mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định là bởi vì:
Câu 3: Cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua các hội nghị, diễn đàn, hiệp ước, các dự án, chương trình phát triển, khu vực mậu dịch tự do, các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
=> Ví dụ: Đại hội Thể thao SeaGames, dự án hợp tác sông Mê Kông,…
Câu 4: Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách để xóa đói giảm nghèo như trợ cấp lương thực, tiền, hỗ trợ vay vốn, xây nhà tình thương, đào tạo nghề, giảm và miễn một số loại thuế.
Câu 5: Mục tiêu của ASEAN là hướng tới sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển:
Câu 6: Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN như rừng bị chặt phá bừa bãi để lấy gỗ, làm nương rẫy dẫn đến đất bị xói mòn, gây lũ quét, lũ ống, thiệt hại đến của cải và cả tính mạng con người.
=> Biện pháp: khai thác theo sự cho phép của chính quyền, phạt nặng những hành vi hủy hoại môi trường, thông qua các diễn đàn, các dự án tuyên truyền hậu quả.
Câu 7: Việc phát triển kinh tế biển ở khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng có giai đoạn hiện nay vì:
- Khi nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt thì vùng biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là vùng giàu tài nguyên và điều kiện phát triển giao thông vận tải… góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó còn khẳng định chủ quyền biển đảo trong khu vự
Câu 1: - Đông Nam Á có tất cả 11 nước. Cụ thể như sau:
- Năm 1967 có 5 nước gia nhập ASEAN là: Thái Lan, In đô nê xi a, Ma- lai – xi- a, Phi – lip –pin, Xin – ga –po.
- Năm 1984 kết nạp Bru nây
- Năm 1995 kết nạp Việt Nam
- Năm 1997 kết nạp Mi an ma và Lào
- Năm 1999 kết nạp Cam- pu- chia
=> Như vậy, trong 11 nước đã có 10 nước kết nạp ASEAN, chỉ còn duy nhất Đông-ti-mo chưa kết nạp vào tổ chức này.
Câu 2: Mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định là bởi vì:
– Mỗi nước trong khu vực có điều kiện và hoàn cảnh xây dựng phát triển kinh tế khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định do: các vấn đề sắc tộc- tôn giáo và các thế lực bên ngoài…
=> Cần thống nhất cao và ổn định để phát triển
– Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển do nhiều nguyên nhân
=> Đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển
– Bên cạnh đó, sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực…
Câu 3: * Cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua:
– Các hội nghị, các diễn đàn.
– Kí kết các hiệp ước 2 bên, nhiều bên, hoặc các hiệp ước chung
– Tổ chức các hội nghị
– Thực hiện các dự án, chương trình phát triển
– Xây dựng khu vực mậu dịch tự do…
– Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
=> Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ đảm bảo cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính & mục đích cuối cùng là: Hòa bình, ổn định, & cùng phát triển
* Ví dụ như các hoạt động thực tế sau:
– Đại hội Thể thao SeaGames
– Dự án hợp tác sông Mê Kông
– Hội nghị ASEAN Hà Nội
– Dự án đường xuyên ASEAN 22…
Câu 4: Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách cực kì hiệu quả và hợp ló để xóa đói giảm nghèo chính là:
– Trợ cấp lương thực, tiền cho các hộ nghèo đói.
– Hỗ trợ vay vốn cho các gia đình có hoàn cành khó khăn để xóa đói giảm nghèo.
– Xây nhà tình thương cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa bị hư không có một căn nhà để che mưa che nắng.
– Hỗ trợ, đào tạo nghề cho người lao động
– Giảm và miễn một số loại thuế….
Câu 5: ASEAN được thành lập năm 1967 với 5 thành viên ban đầu. Đến nay, tổ chức này đã có tất cả 10 thành viên.
* Mục tiêu của ASEAN mong muốn hướng đến là:
– Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
– Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
– Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
=> Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tợi sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Câu 6: Để chứng minh rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN ta có một ví dụ sau:
– Hiện nay, rừng bị chặt phá bừa bãi với nhiều mục đích khác nhua như lấy gỗ, làm nương rẫy…
-> Chính điều đó đã khiến cho đất bị xói mòn, gây ra những trận lũ quét, lũ ống,
=> Làm thiệt hại nặng nề đến của cải và cả tính mạng con người…
* Phải khắc phục những điều đó bằng những biện pháp sau:
– Khai thác một cách hợp lí dưới sự cho phép của chính quyền
– Phạt nặng những hành vi hủy hoại môi trường và khai thác không hợp lí.
– Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
– Đưa ra những nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác tài nguyên chưa hợp lí từ đó hạn chế việc khai thác và sử dụng.
Câu 7: Việc phát triển kinh tế biển ở khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng có giai đoạn hiện nay vì:
– Đông Nam Á là vùng biển rộng, gấp nhiều lần so với diện tích đất liền, khi nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt thì vùng biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
– Vùng biển Đông Nam Á giàu tài nguyên: Sinh vật, khoáng sản, du lịch, điều kiện phát triển giao thông vận tải…
– Những thế mạnh về tài nguyên được khai thác sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống nhân dân, tạo mặt hàng xuất khẩu và là cửa ngõ giao lưu với các nước.
– Việc phát triển kinh tế biển còn là cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo trong khu vực.