[toc:ul]
1. Tác giả: Vũ Bằng (1913 – 1984)
a. Cuộc đời
- Quê gốc: ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
- Gia đình: lớn lên trong một gia đình Nho học.
- Ông từng tốt nghiệp Tú tài Pháp và bắt đầu sáng tác.
- Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007
b. Con người
- Rất yêu Hà Nội và có tình cảm đặc biệt với nơi này
=> Nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của ông.
- Ông là một người có tính cách cởi mở, thanh lịch mang nét đặc trưng của người Pháp.
c. Sự nghiệp
- Tác phẩm chính: Thương nhớ mười hai (tùy bút, bút ký – 1972)...
- Phong cách/đặc điểm sáng tác:
+ Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc với những đặc trưng phong tục, ẩm thực từng vùng miền cùng nỗi nhớ gia đình, quê hương da diết.
+ Ông đi sâu vào những đặc sắc văn hóa của mỗi vùng và gởi gắm vào đó biết bao yêu thương, tình cảm.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: văn bản “Thương nhớ mùa xuân” trích trong tập “Thương nhớ mười hai" của tác giả Vũ Bằng.
- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1971, ra đời trong bối cảnh tác giả phải sống xa quê hương vì tình cảnh đất nước bị chia cắt, viết về thiên nhiên, về con người Việt Nam trong mười hai tháng của một năm.
- Bố cục:
+ Phần 1: từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”
-> Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
+ Phần 2: Tiếp đó đến “mở hội liên hoan”
-> Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội.
+ Phần 3: còn lại
-> Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng.
1. Nhan đề, đề tài
a. Nhan đề “Thương nhớ mùa xuân”
- “Thương nhớ”: Cảm xúc, tâm trạng da diết, nỗi nhớ đong đầy, cồn cào không thôi.
- “Mùa xuân”
+ Mùa khởi đầu của một năm, mùa với sức sống căng tràn và vạn vật sinh sôi.
+ Mùa của niềm vui, của tuổi trẻ và những khao khát
=> “Thương nhớ mùa xuân” là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình
b. Đề tài: Mùa xuân
Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi…
2. Mùa xuân Bắc Việt
a. Thiên nhiên, phong tục, con người
* Mùa Xuân Bắc Việt
- Tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”.
- Những âm thanh quen thuộc: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình.
- Không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tổ tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương.
- Những hình ảnh, âm thanh được lựa chọn đặc sắc đã gợi lên một mùa xuân không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
* Xuân Hà Nội
Trước rằm tháng giêng | Sau rằm tháng giêng |
+ Đào tươi nhuỵ phơi + Cỏ mướt xanh +Trời nồm, mưa phùn + Nền trời đùng đục + Màn điều vẫn treo trên bàn thờ, chưa làm lễ hoá vàng. + Cuộc sống làm ăn chưa bắt đầu | + Đào hơi phai, nhụy vẫn còn phong +Cỏ sực mùi hương man mác. + Trời hết nồm, mưa xuân. + Những vật xanh tươi trên nền trời + Bữa ăn giản dị, màn điều đã cất, trò chơi kết thúc, đã làm lễ hóa vàng. + Cuộc sống êm đềm thường nhật trở lại. |
=> Đó là sự thay đổi khá đột ngột về không khí, cảnh sắc mùa xuân trong một khoảng thời gian ngắn.
=> Tác giả phải có sự quan sát tinh tế, am hiểu và yêu thiên nhiên, trân trọng cuộc sống và biết tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống.
b. Cái tôi trữ tình
- Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình tình yêu nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân.
- Những cảm xúc:
+ Tôi yêu sông xanh núi tím
+ Tôi yêu đôi mày (…)
+ Mùa xuân của tôi – Mùa xuân Bắc Việt…
+ Cái mùa xuân thần thánh của tôi…
+ Nhựa sống trong người căng lên
+ Tim dường như trẻ hơn ra và đập mạnh hơn……….
+ "Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướit xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."
=> Nghệ thuật so sánh, hình ảnh gợi cảm đã làm nổi bật sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và trong lòng người.
=> Giọng văn kể, tả kết hợp nhịp nhàng với biểu cảm trực tiếp đã làm khắc sâu tình cảm nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân Bắc Việt.
3. Nghệ thuật viết tùy bút
a. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình.
- Nhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.
- Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình:
+ "Ới ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ!"
+ "Tôi yêu sông xanh, núi tím.... là vì thế"
+ "Mùa xuân của tôi..
b. Chi tiết đặc sắc
Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.
- Người yêu cảnh, vào những lúc..... có lẽ là sự sống!"
- Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm....anh vậy."
- "Thường thường, vào khoảng... cuộc sống êm đềm, thường nhật."
1. Nội dung
“Thương nhớ mùa xuân” là tác phẩm được khắc họa khung cảnh mùa xuân và miêu tả nó một cách chân thực và tuyệt đẹp, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cùng đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Dù đã xa quê nhưng những kí ức về quê hương là thứ mà không bao giờ phai mờ.
2. Nghệ thuật
- Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ.