Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2: Mẹ

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2: Mẹ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

MẸ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Đỗ Trung Lai

- Năm sinh: 1950

- Quê quán: Hà Nội

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: tập thơ Đêm sông Cầu (2003)

3. Đọc văn bản

-  Thể loại: thơ bốn chữ

+ Số tiếng: mỗi dòng thơ 4 tiếng

+ Nhịp thơ linh hoạt 2/2, 1/3

+ Gieo vần cách – dễ thuộc, dễ nhớ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

- Bài thơ viết về mẹ và những tình cảm yêu thương của người con dành cho mẹ.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Hình ảnh người mẹ

- Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau.

- Cây cau: hình ảnh quen thuộc, gắn với làng quê, xuất hiện trong dân gian, tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người.

=> Hình ảnh mẹ được đặt bên cạnh một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam.

- Hình dáng của mẹ: Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập giữa hai hình ảnh:

  Mẹ                         Cau

Ngày một thấp  >< Ngày càng cao

Đầu bạc trắng   ><  Ngọn xanh rờn

Thân thẳng       ><   Lưng còng

=> Theo thời gian, cây cau ngày càng phát triển, cao lớn, xanh tốt. Nhưng thời gian cũng rất khắc nghiệt, nó làm mẹ ngày càng già đi. Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhanh cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu:

- Hành động của mẹ:

+ Khi con còn bé: bổ cau làm tư.

+ Hiện tại: Cau bổ tám mẹ còn ngại to.

=> Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ.

2. Tình cảm của người con dành cho mẹ

- Nỗi buồn, xót xa của người con trước tuổi già của mẹ.

- Câu thơ: Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ

- Nghệ thuật so sánh: Hình ảnh người mẹ ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ.

=> Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ.

- Tình cảm của người con:

+ Con nâng trên tay: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu - hình ảnh tượng trưng cho mẹ.

+ Không cầm được lệ: tình cảm dồn nén, chứa đựng bao xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ

=> Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ.

- Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già?

=> Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. "Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Bài thơ mượn hình ảnh cây tre quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ bốn chữ.

- Lời thơ giản dị, tự nhiên.

- Hình ảnh thơ gần gũi.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 2: Mẹ, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net