Soạn lịch sử 11 bài 20 trang 116 cực chất

Giải lịch sử 11 bài 20 trang 116 cực chất. Bài học: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 11.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài

Câu 1: Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?

Câu 2: Hãy thuật lại “Vụ Đuy-Nuy và nêu kết cục của nó?

Câu 3: Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý?

Câu 4: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

Câu 5: Trận Cầu giấy lần thứ hai diễn ra như thế nào?

Câu 6: Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định đánh Thuận An?

Câu 7: Hãy nêu nội dung cơ bản của bản hiệp ước 1883?

Câu hỏi cuối bài

Câu 1: Dựa vào nội dung bài học , lập bảng thống kê kiến thức  về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884?

Câu 2: Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Tình hình nước ta sau năm 1867:

  • Chính trị: chính sách bảo thủ bế quan toả cảng, nội bộ quan lại phân hoá bước đầu thành 2 bộ phận chủ chiến và chủ hoà.
  • Kinh tế: Ngày càng kiệt quệ
  • Xã hội: Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn -> đấu tranh. nhà Nguyễn từ chối những chủ trương cải Cách, duy tân của một số sĩ phu yêu nước.

Câu 2: “Vụ Đuy-Nuy: Đuy-puy là một tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng đường sông Hồng chở hàng hóa, vũ khí qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc để tạo cớ xâm lược Bắc Kì -> 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu ngược sông Hồng lên Vân Nam (Trung Quốc) mặc dù chưa đc phép của triều đình Huế, ngang ngược đòi đóng quân bên bờ sông Hồng.

=> Kết cục: Quan hệ giữa triều đình Huế và thực dân Pháp căng thẳng -> Đội quân do đại úy Gác-ni-ê chỉ huy, bề ngoài với danh nghĩa giải quyết vụ Đuy-puy, nhưng bên trong chính là kiếm cớ can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.

Câu 3: Điểm đáng chú ý của cuộc kháng chiến ở Bắc Kì:

  • Triều đình phong kiến lãnh, đại diện là Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân, lực lượng ngoài quân đội triều đình còn có đông đảo các tầng lớp nhân dân. Phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, đạt một số thành, nhưng còn phân tán, thiếu thống nhất.

=> Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc lúc đầu là triều đình lãnh đạo nhân dân chống Pháp, sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.

Câu 4: Quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:

- Viện cớ nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874 -> 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội -> 25/5/1882, gửi tối hậu thư yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí giao thành trong 3 tiếng đồng hồ, chưa hết thời hạn, chúng đã nổ súng chiếm thành -> lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội -> Ri-vi-e cho quân chiếm đóng vùng mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên và tỉnh thành Nam Định.

Câu 5: Trận Cầu giấy lần thứ hai diễn ra:

  • Diễn biến: 5/1883, trên chiến truờng Cầu Giấy, quân dân ta lại một lần nữa giáng cho giặc một đòn nặng nề -> 19/5/1883, Ri-vi-e huy động 550 quân có đại bác yểm trợ, đánh ra Hà Nội theo đường Hà Nội đi Sơn Tây -> quân dân ta cùng đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tổ chức tại Cầu Giấy -> quân Pháp đại bại, nhiều sĩ quan, binh lính địch bị chết và bị thương -> Ri-vi-e bỏ mạng, tàn quân Pháp tháo chạy về Hà Nội.
  • Kết quả: làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc, làm cho TD Pháp hết sức hoang mang, dao động và là thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân giặc.

Câu 6: Đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định đánh Thuận An vì: 1883, Vua Tự Đức mới qua đời, triều đình Huế còn đang lục đục -> Pháp lấy cớ kêu gọi trả thù sau cái chết của Ri-Vi-e -> kéo quân xâm lược toàn bộ Việt Nam, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, từ đó sẽ đánh chiếm cả nước.

Câu 7: Nội dung cơ bản của bản hiệp ước 1883: 

- Hoàn cảnh: Mất Thuận An nhà Nguyễn xin đình chiến ký hiệp ước với cao uỷ của Pháp là Hác Măng.

- Nội dung:

  • Triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp trên toàn cõi Việt Nam, chỉ được cai quản từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang.
  • Bình Thuận sát nhập vào Nam Kì thuộc Pháp: Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.
  • Khâm sứ Pháp ở Trung Kì trực tiếp điều khiển công việc nội trị và ngoại giao của triều đình. Công sứ Pháp ở Bắc kì thường xuyên kiểm soát công việc của quan chức sở tại. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do người Pháp nắm. Triều đình Huế rút toàn bộ quân ở Bắc Kì về, Pháp được đóng quân ở những nơi xét thấy cần thiết.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Bảng thống kê kiến thức  về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884:

Giai đoạnDiễn biến chínhTên nhân vật tiêu biểu
1858 – 1862

Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, Gia Định, nhân dân đã cùng triều đình chống giặc, là thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tồn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, ..
1863 – trước 1873Sau Hiệp ước 1862, Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm…
1873 - 1884

Pháp 2 lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh ... chống giặc.

Pháp thiệt hại nặng ở 2 trận Cầu Giấy

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị ...

Câu 2: Những nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại:

  • Thực dân Pháp có lực lượng mạnh hơn ta, quyết tâm biến nước ta thành thuộc địa. Triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp chống lại nhân dân ta, từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác -> cản trở rất lớn đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. 
  • Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thiếu sự lãnh đạo chung chưa có đường lối đúng đắn, chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo, diễn ra lẻ tẻ tạo nên được sức mạnh tổng hợp.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Tình hình nước ta sau năm 1867:

* Chính trị: 

- Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ bế quan toả cảng. 

- Nội bộ quan lại phân hoá bước đầu thành 2 bộ phận chủ chiến và chủ hoà.

* Kinh tế: Ngày càng kiệt quệ

* Xã hội: 

- Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. 

- Nhân dân bất bình đứng lên đấu tranh chống triều đình ngày càng nhiều.

- Nhà Nguyễn từ chối những chủ trương cải Cách,  duy tân của một số sĩ phu yêu nước.

Câu 2: Thuật lại “vụ Đuy-puy” :

- Đuy-puy là một tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng đường sông Hồng chở hàng hóa, vũ khí qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc để tạo cớ xâm lược Bắc Kì

- Trong khi tư bản Pháp còn dè dặt với Bắc Kì thì Đuy-puy đã tự mình hành động. 

- Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu ngược sông Hồng lên Vân Nam(Trung Quốc) mặc dù chưa đc phép của triều đình Huế.

- Hắn còn ngang ngược đòi đóng quân bên bờ sông Hồng.

* Kết cục của “vụ Đuy-puy”

- Quan hệ giữa triều đình Huế và thực dân Pháp trở nên căng thằng, lấy cớ “giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp hiếu chiến ở Sài Gòn đã đem quân ra Bắc. 

- Đội quân do đại úy Gác-ni-ê chỉ huy, bề ngoài với danh nghĩa giải quyết vụ Đuy-puy, nhưng bên trong chính là kiếm cớ can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.

Câu 3: Điểm đáng chú ý của cuộc kháng chiến ở Bắc Kì:

* Về lãnh đạo: 

- Triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân chống Pháp nhưng đã nhanh chóng thất bại. 

- Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp.

* Về lực lượng: ngoài quân đội triều đình còn có đông đảo các tầng lớp nhân dân.

* Về quy mô: Phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, đạt một số thành tựu (trận Cầu Giấy), nhưng còn phân tán, thiếu thống nhất.

* Về tính chất: 

- Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. 

- Lúc đầu là triều đình lãnh đạo nhân dân chống Pháp, sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.

Câu 4: Quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:

- Thực hiện ý đồ đóng chiếm toàn bộ nước ta, Viện cớ nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874

- Ngày 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội.

- Ngày 25/5/1882, chúng gửi tối hậu thư yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí giao thành trong 3 tiếng đồng hồ. 

-> Chưa hết thời hạn, chúng đã nổ súng chiếm thành.

- Chúng cho dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội..

- Nhân lúc triều đình Huế còn hoang mang, mất cảnh giác, Ri-vi-e đã cho quân chiếm đóng vùng mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên và tỉnh thành Nam Định.

Câu 5: Trận Cầu giấy lần thứ hai:

* Diễn biến của trận Cầu Giấy lần thứ hai:

- Tháng 5-1883, trên chiến truờng Cầu Giấy, quân dân ta lại một lần nữa giáng cho giặc một đòn nặng nề.

- Ngày 19-5-1883, Ri-vi-e huy động 550 quân có đại bác yểm trợ, mở cuộc hành quân đánh ra Hà Nội theo đường Hà Nội đi Sơn Tây.

- Nắm được ý đồ của giặc, quân dân ta cùng đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tổ chức tại Cầu Giấy. 

- Quân Pháp đại bại, nhiều sĩ quan, binh lính địch bị chết và bị thương. Ri-vi-e cũng phải bỏ mạng. Tàn quân Pháp tháo chạy về Hà Nội.

* Kết quả: 

- Chiến thắng Cầu Giấy lần thư hai làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. 

- Làm cho TD Pháp hết sức hoang mang, dao động và là thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân giặc.

Câu 6: Đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định đánh Thuận An vì:

- Năm 1883, Vua Tự Đức mới qua đời, triều đình Huế còn đang lục đục. 

- Nhân cơ hội đó, Pháp lấu cớ kêu gọi trả thù sau cái chết của Ri-Vi-e đã quyết tâm kéo quân xâm lược toàn bộ Việt Nam, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, trên cơ sử đó sẽ đánh chiếm cả nước.

Câu 7: Nội dung cơ bản của bản hiệp ước 1883:

* Hoàn cảnh: 

- Mất Thuận An 

=> nhà Nguyễn xin đình chiến ký hiệp ước với cao uỷ của Pháp là Hác Măng.

* Nội dung:

- Triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp trên toàn cõi Việt Nam. 

- Triều đình Huế chỉ được cai quản từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang.

- Bình Thuận sát nhập vào Nam Kì thuộc Pháp: Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.

- Khâm sứ Pháp ở Trung Kì trực tiếp điều khiển công việc nội trị và ngoại giao của triều đình. 

- Công sứ Pháp ở Bắc kì thường xuyên kiểm soát công việc của quan chức sở tại. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do người Pháp nắm. 

- Triều đình Huế rút toàn bộ quân ở Bắc Kì về, Pháp được đóng quân ở những nơi xét thấy cần thiết.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Bảng thống kê kiến thức  về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884:

Giai đoạnDiễn biến chínhTên nhân vật tiêu biểu
1858 – 1862

Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, Gia Định, nhân dân đã cùng triều đình chống giặc, là thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tồn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, ..
1863 – trước 1873Sau Hiệp ước 1862, Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm…
1873 - 1884

Pháp 2 lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh ... chống giặc.

Pháp thiệt hại nặng ở 2 trận Cầu Giấy

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị ...

Câu 2: Những nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại:

* Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng chống thực dân Pháp gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.

-> Tuy nhiên, cuối cùng cuối kháng chiến chống Pháp vẫn thất bại. Sự thất bại do các nguyên nhân:

- Thực dân Pháp có lực lượng mạnh hơn ta, lại quyết tâm xâm lược nước ta biến nước ta thành thuộc địa của chúng.

- Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân ta để chống Pháp mà ngược lại sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp chống lại nhân dân ta.

- Triều đình nhà Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác làm cản trở rất lớn đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thiếu sự lãnh đạo chung chưa có đường lối đúng đắn, chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 

- Cuộc kháng chiến ấy lại diễn ra lẻ tẻ ở từng địa phương nên không tạo nên được sức mạnh tổng hợp để đánh Pháp và thắng Pháp.

Tìm kiếm google: soan lich su 11 bai 20 cuc chat, soạn lịch sử 11 bài Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net