[toc:ul]
Câu 1: Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 2: Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần Vương?
Câu 3: Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh?
Câu 1: Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc hết chiến tranh Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất:
Câu 2: Niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần Vương:
Tên khởi nghĩa | Thời gian | Người lãnh đạo | Địa bàn hoạt động | Hoạt động chính |
Khởi nghĩa Ba Đình | 1886 - 1887 | Phạm Bành Đinh Công Tráng | Nga Sơn – Thanh Hóa | Xây dựng chiến tuyến, phòng thủ kiên cố Chặn các cuộc hành quân của địch để tiêu diệt |
Khởi nghĩa Bãi Sậy | 1883 - 1892 | Nguyễn Thiện Thuật | Vùng lau sậy ở Khoái Châu –Hưng Yên | Xây dựng căn cứ, áo dụng chiến thuật du kích, đánh đồn bốt, phá đường giao thông |
Khởi nghĩa Hương Khê | 1885 - 1895 | Phan Đình Phùng Cao Thắng | Hương Sơn, Hương Khê-Hà Tĩnh | Dựa vào rừng núi hiểm trở để chiến đấu |
Câu 3: Thời niên thiếu của Hồ Chí Minh có thể tóm lại:
Câu 1: Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc hết chiến tranh Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Phong trào nổ ra với quy mô rộng khắp cả nước, thu hút được mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
- Phong trào yêu nước, chống Pháp trong những năm 1858 – 1897 theo khuynh hướng phong kiến.
=> Đó là các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.
- Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
=> Đó là các cuộc vận động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
- Lãnh đạo phong trào là các sĩ phu yêu nước hoặc sĩ phu trí thức.
- Phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng bị thất bại do bị khủng hoảng đường lối đấu tranh.
Câu 2: Niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần Vương:
Tên khởi nghĩa | Thời gian | Người lãnh đạo | Địa bàn hoạt động | Hoạt động chính |
Khởi nghĩa Ba Đình | 1886 - 1887 | Phạm Bành Đinh Công Tráng | Nga Sơn – Thanh Hóa | Xây dựng chiến tuyến, phòng thủ kiên cố Chặn các cuộc hành quân của địch để tiêu diệt |
Khởi nghĩa Bãi Sậy | 1883 - 1892 | Nguyễn Thiện Thuật | Vùng lau sậy ở Khoái Châu –Hưng Yên | Xây dựng căn cứ, áo dụng chiến thuật du kích, đánh đồn bốt, phá đường giao thông |
Khởi nghĩa Hương Khê | 1885 - 1895 | Phan Đình Phùng Cao Thắng | Hương Sơn, Hương Khê-Hà Tĩnh | Dựa vào rừng núi hiểm trở để chiến đấu |
Câu 3: Thời niên thiếu của Hồ Chí Minh có thể tóm lại trong những năm sau:
* 1890 - Lớn lên trong nghèo khó
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Lớn lên trong tình thương yêu của người cha Nguyễn Sinh Sắc, mẹ Hoàng Thị Loan, chị gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm.
- Sinh ra trong thời kỳ đất nước lâm nguy
=> Nguyễn Sinh Cung thấu hiểu phần nào nỗi đau dân tộc, những mất mát mà quê hương phải gánh chịu do chiến tranh gây ra.
* 1895- Theo cha mẹ vào Huế
- Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên.
- Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.
* 1906- Quay lại Huế lần thứ hai
- Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiếu học Pháp-Việt Đông Ba.
- Tại đây, Người trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất trong kỳ thi primaire.
- Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.
* 1910- Rời Huế vào Phan Thiết
- Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Người dạy chữ hán và chữ quốc ngữ ho học sinh lớp ba tại trường tư thục Dục Thanh.
- Tại đây chàng trai trẻ có cơ hội được gặp các tiền bối nhà nho yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
- Tuy khâm phục trước tài đức của hai vị tiền bối, song Nguyễn Tất Thành không tán thành trước cách làm của ai cả.
=> Điều này thôi thúc người cần làm điều gì đó cho đất nước quê hương.
* 1911- Bước ngoặt lịch sử
- Trước tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành nghỉ dạy và vào Sài Gòn.
- Tại đây, Người theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son, vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân.
=> Sau 3 tháng học tập, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành quyết đinh tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây và để trở về giúp nhân dân Việt Nam.