Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo [..]. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Chia sẻ với các bạn những cuộc chia ly mà em từng đọc trong các tác phẩm văn học Việt Nam.
BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ
( TRUYỆN THƠ)
ÔN TẬP
NỘI DUNG BÀI HỌC
Củng cố kiến thức về văn bản
Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
Câu 1: (SGK trang 82) Nêu các đặc điểm của thể loại truyện thơ được thể hiện qua các đoạn trích theo mẫu bảng sau:
Lời tiễn dặn |
Tú Uyên gặp Giáng Kiều |
Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu |
|
Cốt truyện |
|||
Nhân vật |
|||
Người kể chuyện |
|||
Ngôn ngữ |
|||
Nhận xét chung |
Lời tiễn dặn |
Tú Uyên gặp Giáng Kiều |
Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu |
|
Cốt truyện |
Đơn giản, xoay quanh số phận của nhân vật chính, không sử dụng yếu tố kì ảo. |
Mô hình Gặp gỡ - Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên). |
Mô hình Ở hiền/Ở ác – Thử thách/ Biến cố – Gặp lành/Gặp dữ. |
Nhân vật |
Có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu. |
Được xây dựng theo mẫu tài từ - giai nhân. |
Chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. |
Người kể chuyện |
Ngôi thứ nhất. |
Ngôi thứ ba. |
Ngôi thứ ba. |
Lời tiễn dặn |
Tú Uyên gặp Giáng Kiều |
Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu |
|
Ngôn ngữ |
Ngôn ngữ dân tộc Thái, truyền khẩu, giàu chất trữ tình. |
Ngôn ngữ bác học, kết hợp giữa tự sự với trữ tình, sử dụng nhiều biện pháp tu từ và điển tích, điển cố. |
Ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. |
Nhận xét chung |
Các văn bản đều là các ví dụ điển hình cho thể loại truyện thơ. |
Câu 2: (SGK trang 82) Lời của các nhân vật từ câu "Bữa sau sự phụ mới hay" đến câu "Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều" (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy?
Trả lời
Lời của các nhân vật từ câu "Bữa sau sự phụ mới hay" đến câu "Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều" mang đặc điểm của ngôn ngữ nói
Những từ ngữ chêm xen, đưa đẩy thường dùng trong khẩu ngữ (như thế thì).
Những câu thường dùng trong lời nói hằng ngày (Ví dụ: Như thế thì thầy cũng nghi; Vậy nên con phải vâng lời).
Lời của nhân vật trong truyện thơ, có thể bị chi phối nhiều bởi vần điệu
Không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày.
Bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách
Bi kịch
Khi xa cách, chúng ta không được gặp nhau, không ở gần nhau, sẽ dẫn đến cảm xúc buồn, tủi thân, dễ rơi vào tuyệt vọng, u sầu.
Nỗi nhớ chính là thứ dày vò trái tim con người khi xa cách, khiến ta khắc khoải, khôn nguôi.
Vẻ đẹp
Chính trong hoàn cảnh xa cách, vẻ đẹp tâm hồn mới tỏa sáng.
Đó là sự thủy chung nghĩa tình, nỗi nhớ chính là minh chứng cho tấm lòng son của con người.
Khoảng cách địa lý không tạo nên khoảng cách giữa con người mà chỉ làm cho những trái tim gắn kết lại gần nhau hơn.
Câu 3: (SGK trang 82) Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), bạn cần lưu ý những điều gì?
Trả lời
Cần xác định được nội dung chính, yêu cầu của đề bài.
Có kiến thức về văn học và xã hội.
Chú ý chia luận điểm rõ ràng, phù hợp với vấn đề cần bàn luận và lấy dẫn chứng cụ thể.
Câu 4: (SGK trang 82) Bạn cần chú ý những gì khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân?
Trả lời
Cần nắm rõ được nội dung của truyện thơ hoặc bài hát đó.
Hiểu và giải thích được thông điệp mà tác giả truyền tải.
Khi trình bày, cần nói to, rõ ràng, tự tin.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THEO DÕI BÀI HỌC!
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 CTST, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 Chân trời Bài 3: Ôn tập, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 3: Ôn tập