[toc:ul]
Lực tác dụng lên một vật có thể làm vật biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
Lực có tác dụng làm biến đổi chuyển động (ngày cả khi vật đang đứng yên, khi chịu tác dụng của một lực nó bắt đầu chuyển động, thì cũng nói là lực làm biến đổi chuyển động của vật).
Lực không gây ra chuyển động (khi vật đang chuyển động mà không chịu tác dụng của lực nào thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đểu).
Trong một số trường hợp lực không gây ra chuyển động mà chỉ làm vật biến dạng.
Hãy tìm bốn thí dụ cụ thể để minh họa những sự biến đổi chuyển động.
Vật đang chuyển động thì bị dừng lại: quả bóng đang bay được người bắt lấy.
Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động: quả bóng được người sút.
Vật chuyển động nhanh lên: tác dụng một lực đẩy vào quả bóng đang lăn.
Vật đang chuyển động hướng này, bỗng chuyển động sang hướng khác: quả bóng đang lăn thẳng, người sút quả bóng sang trái.
Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài: "Làm sao biết trong hai người, ai đang giương cung, ai chưa giương cung?"
Người đang giương cũng là người tác động một lực vào dây cung, khiến dây cung biến dạng.
Trong thí nghiệm ở bài 6 (Hình 6.1 SGK), đang giữ xe, ta đột nhiên buông tay không giữ xe nữa. Nhận xét về kết quả tác dụng của lò xo lá tròn lên xe lúc đó.
Khi ta ép vào xe, gián tiếp ép vào lò xo thì lò xo sẽ sinh ra lực đẩy tác dụng lên xe. Vì vật kì buông tay ra lực ép của tay không còn, lò xo sẽ đẩy xe ra cùng phương, ngược chiều với lực ép.
Buộc sợi dây vào một xe lăn, rồi thả cho xe chạy xuống từ đỉnh một dốc nghiêng. Hãy tìm cách giữ dây, sao cho xe chỉ chạy đến lưng chừng dốc thì dừng lại (Hình 7.1 SGK).
Nhận xét về kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây.
Lực mà tay ta tác động lên xe một lực kéo ngược chiều với chiều chuyển động, khiến xe đang chuyển động thì dừng lại.
Đặt một lò xo lá tròn nằm ngang ở lưng chừng dốc. Thả một hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống sao cho nó va chạm vào thành bên của lò xo (Hình 7.2 SGK).
Nhận xét về kết quả của lực mà lò xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm.
Ta thấy lo xò đang chuyển động từ trên xuống dưới. Khi va chạm với lo xo tác động một lực đẩy cùng chiều với chiều chuyển động lên lò xo, ngược lại lò xo cũng tác động một lực đẩy ngược với chiều chuyển động của lò xo khiến hòn bi chuyển động theo hướng khác.
Lấy tay ép hai đầu một lò xo. Nhận xét về kết quả của lực mà tay tác dụng lên lò xo.
Tay ta tác động hai đầu vào lò xo một lực ép làm biến dạng lò xo, đồng thời lò xo cũng tác động một lực đẩy vào tay ta.
Chọn cụm từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
"biến dạng ; biến đổi chuyển động của"
a) Lực đẩy mà lò xo lá tròn dụng lên xe lăn đã làm (1)......... xe.
b) Lực mà tay ta (không qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm (2).........xe.
c) Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm (3)............. hòn bi.
d) Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm (4)........ lò xo.
a) Lực đẩy mà lò xo lá tròn dụng lên xe lăn đã làm biến đổi chuyển động của xe.
b) Lực mà tay ta (không qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm biến đổi chuyển động của xe.
c) Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm biến đổi chuyển động của hòn bi.
d) Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm biến dạng lò xo.
Hãy viết đầy đủ câu dưới đây:
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1).... vật B hoặc làm (2)................... vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến dạng vật B hoặc làm biến đổi chuyển động vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
Ba ví dụ làm vật biến đổi chuyển động là:
Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng.
Ba ví dụ về lực làm biến dạng một vật:
Hãy nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng thời hai kết quả nói trên.
Khi một xe máy bị đâm vào cột mốc: