Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 10 KNTT tiết: Văn bản 3. Chữ người tử tù

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức tiết: Văn bản 3. Chữ người tử tù. Soạn giáo án HĐTN 3 CTSTđược thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC CỦA MÔN VĂN!

KHỞI ĐỘNG

Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?

“chữ” liên quan đến bộ môn nghệ thuật nào?

Tử tù thường là những người ra sao?

Sự tương phản?

Bình thường hay khác thường?

TIẾT…: VĂN BẢN 3.

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
  3. Giải nghĩa từ khó
  4. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  5. Tình huống truyện
  6. Nhân vật huấn cao
  7. Nhân vật viên quản ngục

III. TỔNG KẾT

  1. Tìm hiểu chung
  2. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
  • Tác giả

- Tên: Nguyễn Tuân

- Năm sinh – năm mất: 1910 -1987

- Quê quán: Hà Nội

- Ông có đóng góp lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

- Sở trường sáng tác: truyện ngắn và tùy bút.

  • Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
  • Sáng tác của Nguyễn Tuân bộc lộ cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác; thể hiện tình yêu quê hướng sứ sở và tôn trọng các giá trị văn hoá.
  • Lối viết của Nguyễn tuân lôi cuốn độc giả bởi ngòi bút giàu cảm hứng lãng mạn.
  • Bậc thầy của ngôn từ.
  • Nguyễn Tuân theo “Chủ nghĩa xê dịch”.
  • Trước cách mạng tháng Tám:

- Phong cách nghệ thuật của nguyễn tuân có thể tóm gọn lại bởi một chữ “ngông”.

+ Mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác.

+ Mọi sự vật của ông đều được miêu tả dưới phương diện thẩm mĩ.

+ Ông đi tìm hình bóng của cái đẹp còn sót lại gọi là Vang bóng một thời.

  • Sau cách mạng tháng Tám:
  • Tác phẩm tiêu biểu:
  • Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, 1940)
  • Thiếu quê hương (tập tùy bút, 1940)
  • Chùa Đàn (tiểu thuyết, 1946)
  • Sông Đà (tập tùy bút, 1960)
  • Cô Tô (kí, 1965),...

Nhân vật trong truyện:

  • Là những con người tài hoa mà lỡ thời, bắt mãn, bế tắc trước thực trạng xã hội đương thời.
  • Họ là hiện thân của những vẻ đẹp còn sót lại từ quá khứ: thú chơi tao nhã, nếp sống thanh cao, tinh thần hào hiệp, nghĩa khí,...
  • Giải nghĩa từ khó
  • Phiến trát: tờ lệnh của quan trên truyền xuống.
  • Đốc bộ đường: dinh quan Tổng đốc.
  • Thơ lại: tức thư lại, là viên chức trông coi việc lấy giấy tờ ở cửa quan.
  • Thầy bát: người mang hàm bát phẩm – bậc thứ tám trong chín bậc quan chức thời phong kiến.
  • Ngục tốt: lính coi ngục.
  • Thiên lương: bản tính tốt đẹp của con người.
  • Bức châm: bức viết một bài châm, thường mang nội dung giáo huấn.
  • Hèo hoa: cái gậy làm bằng thân cây hèo, có cuốn tua trên đầu.
  • Ti niết: nơi coi việc tư pháp trong một tỉnh.
  • Tư lự: lo nghĩ.
  • Tâm điền: lòng dạ con người.
  • Biệt nhỡn: cái nhìn, thái độ ứng xử thể hiện sự kính trọng đặc biệt.
  • Hứng sinh bình: niềm hứng thú thường trải qua trong đời.
  • Tiểu nại: viên chức nhỏ nơi cửa quan.
  • Sở nguyện: điều mình hằng mong ước.
  • Nhất sinh: suốt một đời.
  • Tứ bình: bộ tranh hoặc thư pháp gồm bốn bức có kích thước tương đương, có mối liên kết với nhau về chủ đề.
  • Liên tai: quý trọng người có tài.
  • Lạc khoản: dòng chữ nhỏ ở góc dưới bức tranh, trướng, câu đối,… ghi ngày tháng, tên người vẽ, viết.
  1. Tìm hiểu chi tiết

Nhớ lại kiến thức về tình huống truyện và xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.

Gợi ý:

  • Cuộc gặp gỡ diễn ra ở đâu? Đó vốn là không gian như thế nào?
  • Cuộc gặp gỡ diễn ra ở đâu? Đó vốn là không gian như thế nào?
  1. Tình huống truyện
  • Không gian: nhà tù
  • Nơi không dành cho các cuộc gặp gỡ.
  • Thời gian: Là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường nhận án chém của Huấn Cao.
  • Thân phận:
  • Trên bình diện xã hội: tù nhân >< cai ngục.
  • Trên bình diễn nghệ thuật: là tri kỉ của nhau.
  • Tình huống truyện độc đáo.
  • Cuộc gặp gỡ tình cờ, oái oăm của Viên quản ngục và Huấn Cao.
    • Khắc hoạ tính cách nhân vật.
    • Tạo nên sự kịch tính cho tình huống truyện.

è Tạo ra “cái tình thế đặc biệt”.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 10 KNTT tiết: Văn bản 3. Chữ người tử tù

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint Ngữ văn 10 Kết nối, giáo án điện tử Ngữ văn 10 KNTT tiết: Văn bản 3. Chữ người tử tù, giáo án trình chiếu Ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 3. Chữ người tử tù

 

Bài giảng điện tử Ngữ văn 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay