Giải chi tiết Đạo đức 5 CTST bài 6: Em bảo vệ cái đúng cái tốt

Hướng dẫn giải chi tiết bài 6: Em bảo vệ cái đúng cái tốt bộ sách mới Đạo đức 5 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG

Nghe/hát bài hát Nói lời hay, làm việc tốt (Sáng tác: Mai Trâm) và trả lời câu hỏi

Trong bài hát có những việc tốt nào mà học sinh cần thực hiện? 

Bài làm chi tiết:

- Nói lời hay làm việc tốt

- Kính trọng thầy cô, không nói dối

- Biết cảm ơn và xin lỗi

- Học tập tốt, chuyên cần

- Nhặt được của rơi trả lại người bị mất

- Chia sẻ những tin tốt cho nhau

KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI

1. Quan sát tranh và nêu những cái đúng, cái tốt cần bảo vệ

Kể thêm những cái đúng, cái tốt khác cần bảo vệ. 

Bài làm chi tiết:

- Những cái đúng, cái tốt cần được bảo vệ:

+ Bức tranh 1: Hành động đỡ bà cụ bị ngã của bạn áo vàng.

+ Bức tranh 2: Tìm hiểu và tôn trọng chủ quyền dân tộc: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam để chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo.

+ Bức tranh 3: Bạn nhỏ có ý định phụ giúp bố mẹ việc nhà

+ Bức tranh 4: Nhặt được của rơi, trả lại người bị mất của bạn nữ. 

- Những cái đúng, cái tốt khác cần được bảo vệ:

+ Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

+ Trung thực khi làm bài kiểm tra

+ Thực hiện tốt các nội quy chung

2. Đọc câu chuyện “MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH” và trả lời câu hỏi:

- Nhà thơ cuối cùng trong câu chuyện đã bảo vệ cái đúng, cái tốt như thế nào? Hành động đó đã mang lại điều gì? 

- Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt? 

Bài làm chi tiết:

- Mặc dù nhà thơ đã bị đưa lên giàn hoả thiêu và đối mặt với nguy cơ bị thiêu cháy, nhưng ông vẫn kiên quyết từ chối hát bài ca ca ngợi ông vua bạo ngược. Khi cuối cùng nhà thơ bị thiêu đốt, ông đã mạnh mẽ cất tiếng hát để phơi bày sự thật, chỉ trích những hành động xấu xa của nhà vua. Điều này đã gây ấn tượng sâu sắc đến cả vị vua, người đã thay đổi quan điểm và khen ngợi nhà thơ là một người chân chính.

- Việc bảo vệ cái đúng và cái tốt cực kỳ quan trọng vì nó:

+ Đóng góp vào việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, nơi mọi người sống hoà thuận và tôn trọng lẫn nhau.

+ Bảo vệ quyền lợi và sự công bằng cho mọi người. Nếu không bảo vệ cái đúng và cái tốt, có thể dẫn đến tổn thương hoặc vi phạm quyền lợi của người khác.

+ Giúp chúng ta phát triển bản thân, trở thành những con người tốt đẹp hơn, với ý thức đạo đức và trách nhiệm xã hội cao.

3. Quan sát tranh và nêu cách bạn trong tranh đã bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

Kể thêm các cách khác để bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

Bài làm chi tiết:

- Cách các bạn trong tranh bảo vệ cái đúng, cái tốt: 

+ Bức tranh 1: Các bạn trong nhóm khuyên bạn mình nên tự làm bài chứ không nên chép kết quả của nhóm khác

+ Bức tranh 2: Bạn nhỏ đã nhắc nhở chị mình đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, dù là đi gần

+ Bức tranh 3: Trồng lại cây khi thấy cây bị đổ, dù không phải chính bản thân làm vì đây là việc chung, là trách nhiệm chung của mọi người.

+ Bức tranh 4: Xin lỗi bạn, trung thực nhận lỗi khi lỡ tay làm hỏng đồ chơi của bạn 

- Các cách khác bảo vệ cái đúng, cái tốt: 

 + Bênh vực bảo vệ những việc làm đúng

+ Bảo vệ người yếu thế hơn mình

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhận xét các ý kiến sau

- Ý kiến 1: Học sinh còn nhỏ tuổi nên không thể bảo vệ được cái đúng, cái tốt ở xung quanh ta. 

- Ý kiến 2: Bảo vệ cái đúng, cái tốt là ủng hộ, bênh vực thái độ, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức

- Ý kiến 3: Bảo vệ cái đúng, cái tốt sẽ góp phần giúp xã hội thêm an toàn, công bằng và tốt đẹp.

- Ý kiến 4: Để không a dua theo cái xấu. chúng ta nên tránh tham gia những việc không liên quan đến mình. 

- Ý kiến 5: Nhắc nhở bạn thực hiện đầy đủ nội quy trường lớp cũng là bảo vệ cái đúng, cái tốt

- Ý kiến 6: Để bảo vệ cái đúng, cái tốt, ta cần tôn trọng và bảo vệ sự thật. 

Bài làm chi tiết:

- Ý kiến 1: Học sinh còn nhỏ tuổi nên không thể bảo vệ được cái đúng, cái tốt ở xung quanh ta.

Đây là một quan điểm chưa chính xác. Dù tuổi tác còn nhỏ, học sinh vẫn có thể hiểu và thực hiện những hành động đúng đắn để bảo vệ cái tốt, dựa trên giáo dục và sự hướng dẫn từ người lớn.

- Ý kiến 2: Bảo vệ cái đúng, cái tốt là ủng hộ, bênh vực thái độ, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Đây là một quan điểm đúng đắn. Bảo vệ cái đúng, cái tốt đòi hỏi sự ủng hộ và hành động nhằm bảo vệ lợi ích chung, tuân thủ các nguyên tắc và giá trị đạo đức.

- Ý kiến 3: Bảo vệ cái đúng, cái tốt sẽ góp phần giúp xã hội thêm an toàn, công bằng và tốt đẹp.

Quan điểm này là hoàn toàn đúng. Bảo vệ cái đúng, cái tốt không chỉ tạo ra một môi trường an toàn và công bằng mà còn giúp xã hội phát triển tích cực hơn.

- Ý kiến 4: Để không a dua theo cái xấu, chúng ta nên tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.

Đây là một quan điểm chưa chính xác. Bởi để bảo vệ cái đúng, cái tốt chúng ta phải ngăn chặn cái xấu. Việc không quan tâm đến hành vi sai trái của người khác là sự thờ ơ, dửng dưng trước cái xấu.

- Ý kiến 5: Nhắc nhở bạn thực hiện đầy đủ nội quy trường lớp cũng là bảo vệ cái đúng, cái tốt.

Đây là quan điểm đúng đắn. Thực hiện nội quy trường lớp không chỉ giúp duy trì trật tự và kỷ luật mà còn góp phần vào việc tạo ra một môi trường học tập tích cực.

- Ý kiến 6: Để bảo vệ cái đúng, cái tốt, ta cần tôn trọng và bảo vệ sự thật.

Quan điểm này là đúng đắn. Tôn trọng và bảo vệ sự thật là một phần quan trọng của việc bảo vệ cái đúng và cái tốt, đồng thời đảm bảo rằng thông tin và hành động của chúng ta được dựa trên sự trung thực và minh bạch.

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây?

a. Tình cờ gặp thầy giáo ở nhà sách, Cốm lễ phép khoanh tay chào thầy. Em Cam nhìn thấy cũng khoanh tay chào giống chị

b. Thấy Tin cùng anh chị mình thường xuyên tham gia hoạt động thiện nguyện cuối tuần, Cốm phản đối vì cho rằng sẽ mất nhiều thời gian. 

c. Khi nhân viên quầy bán hàng đưa nhầm tiền thừa cho anh mình, Bin nhìn thấy nhưng không nhắc anh gửi trả lại. 

d, Thấy bạn định đạp xe vượt đèn đỏ vì đường vắng, Na liền ngăn cản 

Bài làm chi tiết:

a. Tình cờ gặp thầy giáo ở nhà sách, Cốm lễ phép khoanh tay chào thầy. Em Cam nhìn thấy cũng khoanh tay chào giống chị:

=> Đồng tình: Hành động khoanh tay chào thầy là một biểu hiện của sự lịch sự và tôn trọng đối với người khác. Việc Cam nhìn thấy và học theo cũng là một cách tốt để hình thành thói quen lịch sự và tôn trọng đối với giáo viên.

b. Thấy Tin cùng anh chị mình thường xuyên tham gia hoạt động thiện nguyện cuối tuần, Cốm phản đối vì cho rằng sẽ mất nhiều thời gian:

=> Không đồng tình: Tham gia hoạt động thiện nguyện không chỉ giúp ích cho cộng đồng mà còn là cơ hội tốt để phát triển kỹ năng xã hội và lòng nhân ái. Cốm nên khuyến khích và ủng hộ Tin cùng anh chị tham gia.

c. Khi nhân viên quầy bán hàng đưa nhầm tiền thừa cho anh mình, Bin nhìn thấy nhưng không nhắc anh gửi trả lại:

=> Không đồng tình: Đây là một tình huống thiếu đạo đức và trách nhiệm. Bin nên nói với anh mình về việc nhận nhầm tiền và khuyến khích anh gửi trả lại. Việc giữ tiền không thuộc về mình là không đúng đắn.

d. Thấy bạn định đạp xe vượt đèn đỏ vì đường vắng, Na liền ngăn cản:

=> Đồng tình: Việc ngăn cản bạn định đạp xe vượt đèn đỏ là một hành động đúng đắn và có trách nhiệm. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ tai nạn giao thông và giữ an toàn cho mọi người trên đường.

Câu 3: Chọn cách ứng xử phù hợp với mỗi trường hợp và giải thích lí do

Theo em, còn có thể bảo vệ cái đúng, cái tốt bằng những lời nói, việc làm nào khác trong từng trường hợp trên?

Bài làm chi tiết:

* a – 3, b – 1, c - 5, d - 2, e - 4                     

* Những lời nói, việc làm bảo vệ cái đúng, cái tốt khác trong trường hợp trên:

a – Em khuyên bạn nên nói chuyện với nhóm bạn kia để họ không hiểu lầm

b, c – Em khuyên bạn không nên như thế

d  - Em chúc mừng và kể cho các bạn nghe về tấm gương này

e – Em giảng giải cho em gái hiểu đó là điều không nên và bảo em gái đi xin lỗi 

4. Xử lý tình huống

Tình huống 1: 

Trên đường đi học về, Cốm bị một nhóm bạn bắt nạt. Thấy Tin chạy đến, nhóm bạn đó cảnh cáo: “Nếu không muốn bị ăn đòn thì không được kể với ai!”. 

Nếu là Tin, em sẽ làm gì? 

Tình huống 2: 

Hưng là học sinh siêng năng, có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào. Trong giờ học, Hưng thường hăng hái phát biểu xây dựng bài nhưng một số bạn lại cho rằng Hưng thích thể hiện. Hưng tâm sự với Bin “Mình rất buồn vì các bạn nói mình như thế”. 

Nếu là Bin, em sẽ làm gì giúp đỡ Hưng?

Bài làm chi tiết:

* Tình huống 1: Nếu là Tin, em sẽ:

- Khuyên nhóm bạn hành vi bạo lực là sai, là hành vi xấu.

- Đề nghị nhóm bạn và Cốm ngồi lại để trò chuyện và tìm ra giải pháp phù hợp.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn gần đó như giáo viên, người đi đường.

- Khuyến khích Cốm kể lại sự việc cho người lớn để tìm kiếm sự giúp đỡ và giải quyết vấn đề.

* Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ:

- Lắng nghe những tâm sự của Hưng và động viên bạn bằng cách nói về những thành tích tốt trong học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào mà Hưng mang lại và khích lệ bạn tiếp tục phát triển.

- Khuyên Hưng nói chuyện với các bạn đã có cái nhìn xấu về mình để tìm hiểu và giải quyết sự hiểu lầm.

VẬN DỤNG

Câu 1: Chia sẻ với các bạn về những việc em đã làm để bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

Bài làm chi tiết:

Học sinh tham khảo bài viết sau:

Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghế đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: “Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!” Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!”. Hoa sầm mặt lại: “Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: “Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu”. Em cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc nhỏ để bảo vệ môi trường.

Câu 2: Sưu tầm câu chuyện về các tấm gương dũng cảm bảo vệ cái đúng, cái tốt và rút ra bài học cho bản thân

Bài làm chi tiết:

Anh Lê Văn Tám

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa. Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Tên em là Tám

Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.

Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.

Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam

Câu 3: Ghi lại một số điều chưa đúng, chưa tốt và thảo luận với các bạn về các biện pháp để cùng nhau bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

Bài làm chi tiết:

− Một số điều chưa đúng, chưa tốt:

+ Chưa chấp hành luật lệ an toàn giao thông

+ Nói dối để được lợi cho mình

+ …

− Biện pháp để bảo vệ cái đúng, cái tốt:

+ Nhắc nhở mọi người thực hiện an toàn giao thông

+ Không nói dối

+ …

Tìm kiếm google:

Giải chi tiết Đạo đức 5 CTST. giải Đạo đức 5 chân trời sáng tạo bài 6: Em bảo vệ cái đúng cái mới , Giải bài 6: Em bảo vệ cái đúng cái Đạo đức 5 Chân trời

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net