A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào?
A. 1802.
- B. 1858.
- C. 1792.
- D. 1790
Câu 2: Nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua?
- A. 5 đời.
- B. 6 đời.
C. 4 đời.
- D. 7 đời.
Câu 3: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- A. Vua Quang Trung nhường ngôi cho Nguyễn Ánh.
B. Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn.
- C. Nguyễn Ánh đánh bại quân Thanh.
- D. Nguyễn Ánh đánh bại quân Minh.
Câu 4. Vua Gia Long đã cho ban hành bộ luật nào ?
- A. Quốc triều hình luật.
- B. Luật Hồng Đức.
- C. Hình thư.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 5: Những sự kiện nào chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?
- A. Vua bỏ chức tể tướng tự đặt ra pháp luật, điều hành các quan đứng đầu tỉnh.
B. Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng tự đặt ra pháp luật, điều hành các quan đứng đầu tỉnh.
- C. Các quan lớn nhỏ đều mang họ Nguyễn.
- D. Các quan lớn nhỏ đều là hoàng thân quốc thích họ Nguyễn.
Câu 6: Ai là người đánh bại triều Tây Sơn?
- A. Nguyễn Xí.
- B. Nguyễn Tri Phương.
- C. Nguyễn Biểu.
D. Nguyễn Ánh.
Câu 7: Kinh đô triều Nguyễn được đặt ở đâu?
- A. Hà Nội.
B. Huế.
- C. Thanh Hóa.
- D. Quảng Trị.
Câu 8: Nguyễn Ánh lên ngôi năm bao nhiêu?
A. 1802
- B. 1280
- C. 1820
- D. 1208
Câu 9: Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phương Tây như thế nào ?
- A. Thiết lập quan hệ giao hảo.
B. Thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng", khước từ tàu buôn từ phương Tây đến.
- C. Khuyến khích các thương nhân phương Tây đến buôn bán.
- D. Không khuyến khích cũng không hạn chế.
Câu 10. Nguyễn Ánh lây niên hiệu là gì?
- A. Tự Đức.
- B. Minh Mạng.
C. Gia Long.
- D. Bảo Đại.
Câu 11: Để củng cố tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn đã:
- A. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của thiên chúa giáo.
B. Độc tô Nho giáo, han chế các tôn giáo khác.
- C. Loại bỏ Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
- D. Phát triển các tôn giáo khác nhau.
Câu 12: Tại sao chính sách quân điền của nhà Nguyễn khi ban hành không có hiệu quả ?
- A. Nhân dân không ủng hộ sự lên ngôi của nhà Nguyễn.
- B. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất.
C. Ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.
- D. Chính sách không được thực hiện triệt để.
Câu 13: Ai là người ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ?
A. Gia Long.
- B. Tự Đức.
- C. Thiệu Trị.
- D. Minh Mạng.
Câu 14: Trong khoảng thời gian nào nhà nước có sự cải cách về hành chính?
A. 1831 – 1832.
- B. 1833 – 1834.
- C. 1830 – 1831.
- D. 1834 – 1935.
Câu 15: Cả nước được thành bao nhiêu tỉnh?
A. 30
- B. 32
- C. 31
- D. 29
Câu 16: Nhà Nguyễn thực thi chủ quyền đối với?
- A. Song Tử Tây và Hải Nam.
- B. Hải Nam và Trường Sa.
- C. Hải Nam và Hoàng Sa.
D. Trường Sa và Hoàng Sa.
Câu 17: Minh Mạng là vua thứ mấy triều Nguyễn?
- A. 3
- B. 4
C. 2
- D. 5
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Phan Đình Phùng?
- A. Ông nhận được sự tin tưởng của nhân dân 4 tỉnh.
- B. Ông là một sĩ phu yêu nước.
C. Ông chỉ huy cuộc khởi nghĩa Hương Khê đi đến thắng lợi.
- D. Ông hi sinh trong một trận chiến chống quân Pháp.
Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về khởi nghĩa Hương Khê?
- A. Khởi nghĩa diễn ra tại Hà Tĩnh.
- B. Hưởng ứng theo lời kêu gọi của vua Hàm Nghi.
C. Do Nguyễn Tri Phương đứng đầu.
- D. Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phòng trào Cần Vương.
Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về phong trào Cần Vương?
- A. Năm 1884, Pháp toàn quyền đô hộ nước ta.
- B. Vua Hàm Nghi nêu cao tinh thần chống Pháp.
C. Phong trào nhanh đi đến thoái trào do lòng dân còn chưa vững.
- D. Năm 1885, dụ Cần Vương ra đời kêu gọi nhân dân cùng vua cứu nước.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Nguyễn Trường Tộ?
- A. Ông quê ở Hưng Nguyên.
- B. Ông được ca ngợi là Trạng Tộ.
- C. Ông được tiếp xúc với nhiều thành tựu phương Tây.
D. Ông được đề bạt làm Thái sư cho vua Minh Mạng.
Câu 5: Đâu không phải ý đúng khi nói về đề nghị canh tân đất nước?
- A. Hầu hết những đề nghị đó không được thực hiện.
- B. Một số qua lịa, trí thức yêu nước gửi dề xuất lên vua Tự Đức.
- C. Đất nước khó khăn, có nguy cơ mất nước.
D. Các đề xuất được thử nghiệm ở một số địa phương trong thời gian ngắn.
Câu 6: Ý nào không đúng khi nói về công cuộc khai hoang dưới triều Nguyễn?
- A. Nỗ lực tổ chức khai hoang, mở rộng diện tích canh tác ven biển.
B. Công cuộc khai hoang nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ cai trị của triều đình.
- C. Nhiều vị quan góp công lớn trong việc khai hoang.
- D. Nhiều nông dân không có ruộng cày là nguyên nhân cho việc khai hoang.
Câu 7: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về vua Minh Mạng?
- A. Là vị vua thứ 2 của triều Nguyễn.
- B. Ông đề xuất nhiều biện pháp cải cách.
C. Ông được đánh giá là vị vua tàn bạo, độc tài.
- D. Ông đề cao sự nghiêm chỉnh của pháp luật.
Câu 8: Đâu không phải thách thức nhà Nguyễn phải đối mặt khi mới thành lập?
- A. Vấn đề tổ chức, quản lý đất nước trên một lãnh thổ rộng lớn, bị chia cắt lâu dài.
- B. Nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây.
C. Nguy cơ xâm lược của nhà Thanh.
- D. Lựa chọn con đường phát triển phù hợp cho dân tộc.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?
- A. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- B. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.
- C. Xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng.
D. Mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để thúc đẩy kinh tế phát triển.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Tại sao thủ công nghiệp thời Nguyễn đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc so với thời kỳ trước?
- A. Nhà Nguyễn có chính sách khuyến khích phát triển thủ công.
B. Làng nghề thủ công ở địa phương phát triển mạnh.
- C. Thợ thủ công dưới triều Nguyễn có tay nghề cao.\
- D. Thủ công nghiệp được tiếp nhận kĩ thuật tiên tiến từ phương Tây.
Câu 2: Đâu là biểu hiện rõ nhất phản ánh sự bất ổn về xã hội dưới triều Nguyễn ?
- A. Nhân dân phải đóng nhiều thứ thuế.
B. Nổi dậy chống triều đình.
- C. Nạn đói, bệnh dịch hoành hành.
- D. Thiên tai, mất mùa xảy ra.
Câu 3: Đâu là nguyên nhân chính khiến nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa thậm chí là cự tuyệt các nước phương Tây ?
A. Lo sợ nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây.
- B. Các nước láng giềng đều đóng cửa, không giao thương.
- C. Chỉ muốn buôn bán với những nước trong khu vực.
- D. Các nước phương Tây không trung thực trong buôn bán.
Câu 4: Hậu quả lớn nhất mà chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn để lại là gì?
- A. Làm cho ngoại thương không phát triển.
B. Tạo cơ hội cho Pháp xâm lược Việt Nam.
- C. Làm cho kinh tế phát triển không đồng đều.
- D. Nhân dân khắp nơi nổi dậy.
Câu 5: Các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại nhà Nguyễn diến ra ở những đâu ?
- A. Nam Kỳ.
- B. Bắc Kỳ.
C. Khắp cả nước.
- D. Kinh thành Huế.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Ai là người đã tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn?
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B. Phan Thanh Giản.
C. Nguyễn Công Trứ.
- D. Hoàng Diệu.
Câu 2: “Oai oái như phủ Khoái xin cơm”, câu ca dao này phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời?
A. Tình trạng vỡ đê ở Khoái Châu khiến dân tiêu tán.
- B. Nạn bắt lính, đi phu ở phủ Khoái.
- C. Chế độ thuế nặng nề của phủ khoái.
- D. Tình trạng tham nhũng của quan lại ở phủ Khoái.