Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 KNTT Bài 20: Vương quốc Cam-pu-chia

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức Bài 20: Vương quốc Cam-pu-chia . Bộ trắc nghiệm tổng hợp nhiều câu hỏi hay, ôn tập nội dung chính bài học. Có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (17 CÂU)

Câu 1: Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành từ: 

  • A. Thế kỉ VI
  • B. Thế kỉ IX
  • C. Thế kỉ V
  • D. Thế kỉ XIII

Câu 2: Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là: 

  • A. Người Môn.
  • B. Người Thái. 
  • C. Người Khơ-me.
  • D. Người Chăm.

Câu 3: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là:

  • A. Thạt Luổng.
  • B. Đền Ăng-co Vát.
  • C. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 4.  Địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia là:

  • A. Núi trung bình. 
  • B. Núi cao. 
  • C. Cao nguyên. 
  • D. Đồng bằng.

Câu 5: Biển Hồ là khúc uốn của sông Tông-lê-sáp nằm ở: 

  • A. Lào. 
  • B. Mi-an-ma.
  • C. Cam-pu-chia
  • D. Thái Lan.

Câu 6: Sông, hồ ở Cam-pu chia có giá trị kinh tế lớn chủ yếu là: 

  • A.  Sông Sê-san. 
  • B. Sông Mê Công. 
  • C. Sông Tông-lê-sáp. 
  • D. Biển Hồ. 

Câu 7: Phía tây nam của Cam-pu-chia giáp với vịnh biển nào:

  • A. Vịnh Pec-xích. 
  • B. Vịnh Thái Lan. 
  • C. Vịnh Ben-gan. 
  • D. Vịnh Bắc Bộ,

Câu 8: Cam-pu-chia chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?

  • A. Khí hậu gió mùa. 
  • B. Khí hậu lục địa.
  • C. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải
  • D.  Khí hậu núi cao. 

Câu 9: Cam-pu-chia có khí hậu: 

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Nhiệt đới gió mùa.
  • C. Cận Xích đạo.
  • D. Xích đạo.

Câu 10. Hệ thống sông nào cùng chảy qua Lào và Cam-phu-chia:

  • A. Sông Hồng. 
  • B. Sông Mê Nam. 
  • C. Sông Mê Công.
  • D. Sông Xa-lu-en.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư của Cam-pu-chia:

  • A. Lào có số dân đông hơn Cam-pu-chia nhưng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn Cam-pu-chia.
  • B. Lào có số dân ít hơn Cam-pu-chia nhưng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn Cam-pu-chia.
  • C. Lào có số dân đông hơn Cam-pu-chia và có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn Cam-pu-chia.
  • D. Lào có số dân ít hơn Cam-pu-chia nhưng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn Cam-pu-chia. 

Câu 12: Cam-pu-chia tiếp giáp với quốc gia phía Bắc là:

  • A. Mi-an-ma. 
  • B. Việt Nam.
  • C. Lào. 
  • D. Ma-lai-xi-a.

Câu 13:  Cam-pu-chia có mấy mùa rõ rệt: 

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 3 
  • D. 5

Câu 14: Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á là: 

  • A. Tô-lê Sáp. 
  • B. Ba Bể.
  • C. Nậm Ngừm.
  • D. Thanh Hải. 

Câu 15: Diện tích hồ Tôn-lê Sáp có gì đặc biệt?

  • A. Thay đổi theo mùa. 
  • B. Thay đổi theo giờ. 
  • C. Thay đổi theo tháng. 
  • D. Thay đổi theo tuần. 

Câu 16: Khi nào diện tích hồ Tôn-lê Sáp tăng lên?

  • A. Cuối tuần.
  • B. Buổi sáng.
  • C. Tháng 5 đến 7.
  • D. Mùa mưa. 

Câu 17: Diện tích hồ Tôn-lê Sáp thay đổi ra sao? 

  • A. Tăng gấp 2 lần.
  • B. Tăng gấp rưỡi.
  • C. Tăng gấp 3 lần. 
  • D. Tăng gấp 4 lần. 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là quốc gia tiếp giáp với Cam-pu-chia?

  • A. Lào.
  • B. Thái Lan. 
  • C. In-đô-nê-xi-a. 
  • D. Việt Nam. 

Câu 2:  Đâu không phải là đặc điểm dân cư Cam-pu-chia?

  • A. Dân số khoảng 16,5 triệu người. 
  • B. Dân tộc chủ yếu là Khơ-me.
  • C. Dân cư phân bố không đồng đều.
  • D. Phần lớn dân cư sống ở nông thôn. 

Câu 3: Ý nào không phải là một cồng trình kiến trúc của Cam-pu-chia?

  • A. Ăng-co Vát.
  • B. Ăng –co Thom.
  • C. Tượng đài hữu nghị Cam-pu-chia – Thái Lan. 
  • D. Chùa Bạc.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đền Ăng-co Vát?

  • A. Quân thể tháp được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.
  • B. Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn. . 
  • C. Xung quanh là hào nước.
  • D. Trung tâm ngôi đền là 4 ngọn tháp chính. 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Chữ viết của Lào dựa trên cơ sở những nét cong của chữ viết nước nào?

  • A. Cam-pu-chia và Việt Nam.
  • B. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
  • C. Thái Lan và Mi-an-ma.
  • D. Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 2: Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?

  • A. Tượng hình và Nôm
  • B. Phạn và Khơ-me
  • C. La-tinh và Hán
  • D. Phạn và Pa-li

Câu 3: Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?

  • A. Biểu trưng của Phật giáo.
  • B. Biểu trưng của Nho giáo.
  • C. Biểu trưng của Án Độ giáo.
  • D. Tất cả các tôn giáo trên hoà quyện lẫn nhau.

Câu 4: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là:

  • A. Sử thi Ra-ma-ya-na.
  • B. Sử thi Riêm Kê.
  • C. Sử thi Đăm-săn.
  • D. Sử thi Ra-ma Kiên.

Câu 5: Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và văn hoá Cam-pu-chia là: 

  • A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
  • B. Đều có hệ thống chữ viết riêng.
  • C. Biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hoá bản địa để xây dựng nền văn hoá riêng rất đặc sắc.
  • D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa của:

  • A. Việt Nam, Lào. 
  • B. Việt Nam, Cam-pu-chia. 
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Lào, Cam-pu-chia. 

Câu 2: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ I đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?

  • A. Thời kì Ăng-co.
  • B. Thời kì hoàng kim.
  • C. Thời kì thịnh đạt.
  • D. Thời kì Bay-on.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức, Trắc nghiệm Bài 20: Vương quốc Cam-pu-chia Kết nối tri thức, Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 20: Vương quốc Cam-pu-chia

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com