A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Các chất có thể tồn tại ở trạng thái
A. rắn, lỏng, khí.
- B. rắn, lỏng, chân không.
- C. lỏng, khí.
- D. rắn, khí.
Câu 2: Có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định là chất ở trạng thái nào?
A. Rắn.
- B. Rắn và lỏng.
- C. Lỏng.
- D. Khí.
Câu 3: Chất ở trạng thái nào không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định?
- A. Rắn.
B. Lỏng.
- C. Khí.
- D. Khí và lỏng.
Câu 4: Chất ở trạng thái nào chiếm toàn bộ không gian bên trong vật chứa?
- A. Lỏng.
- B. Rắn.
- C. Rắn và khí.
D. Khí.
Câu 5: Chất nào dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng, thường được dùng để sát trùng trong y tế?
- A. Dung dịch muối 0,9%.
- B. Nước tinh khiết.
C. Cồn.
- D. Nước sát trùng.
Câu 6: Chất có thể biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi nào?
- A. Ở nhiệt độ phòng.
- B. Khi đun nóng.
C. Ở nhiệt độ phù hợp.
- D. Không thể biến đổi trạng thái các chất.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của các chất?
- A. Nước đá là chất ở trạng thái rắn nên hình dạng xác định và chiếm không gian xác định.
- B. Không khí không có hình dạng xác định và chiếm toàn bộ không gian bên trong vật chứa.
- C. Giấm ăn có hình dạng thay đổi theo vật chứa nhưng vẫn chiếm khoảng không gian xác định.
D. Nước đường có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.
Câu 2: Không có hình dạng xác định là đặc điểm của các chất nào?
- A. Rắn và lỏng.
B. Lỏng và khí.
- C. Khí và rắn.
- D. Rắn, lỏng, khí.
Câu 3: Loại bao bì nào phù hợp để đóng gói 500 ml sữa?
- A. Dạng túi chứa 250 ml.
- B. Dạng túi chứa 450 ml.
C. Dạng hộp chứa 500 ml.
- D. Dạng hộp chứa 450 ml.
Câu 4: Bao bì nào dưới đây phù hợp chứa 1 lít nước?
- A. Bao bì dạng túi chứa 500 ml.
B. Bao bì dạng hộp chứa 1000 ml.
- C. Bao bì dạng túi chứa 100 ml.
- D. Bao bì dạng hộp chứa 500 ml.
Câu 5: Các chất: muối ăn, nhôm, thủy tinh tồn tại ở trạng thái nào?
A. Trạng thái rắn.
- B. Trạng thái lỏng.
- C. Trạng thái khí.
- D. Không xác định.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Vì sao trong tương lai gấu Bắc Cực có thể không còn nơi để sinh sống?
A. Nhiệt độ Trái Đất tăng khiến bằng ở Bắc Cực tan ra.
- B. Bắc Cực bị thu hẹp nên gấu Bắc Cực thiếu nguồn thức ăn.
- C. Ô nhiễm môi trường.
- D. Do sự phát triển của con người ở Bắc Cực.
Câu 2: Người ta vận dụng đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn trong trò chơi xếp hình?
A. Chiếm khoảng không gian xác định.
- B. Chiếm khoảng không gian không xác định.
- C. Có hình dạng không xác định.
- D. Chiếm toàn bộ không gian bên trong vật chứa.
Câu 3: Biến đổi chất gì đã xảy ra khi lớp váng mỡ màu trắng đục khi nồi nước phở chuyển từ nóng sang nguội?
- A. Lỏng sang khí.
- B. Rắn sang lỏng.
C. Lỏng sang rắn.
- D. Khí sang rắn.
Câu 4: Sự biến đổi trạng thái của cồn trong quá trình sử dụng là gì?
- A. Rắn sang lỏng.
B. Lỏng sang khí.
- C. Lỏng sang rắn.
- D. Rắn sang khí.
Câu 5: Khi đốt nến trong bát sứ, nến đã biến đổi từ trạng thái nào?
A. Rắn sang lỏng.
- B. Rắn sang khí.
- C. Lỏng sang rắn.
- D. Lỏng sang khí.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Nước hoa thường là chất lỏng dễ bay hơi, có mùi thơm và được đóng vào bình xịt thủy tinh để sử dụng. Vì sao khi mở lọ nước hoa, ta thấy nước hoa vơi dần và ngửi được mùi thơm?
- A. Vì nước hoa có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.
- B. Vì nước hoa có thể chiếm khoảng không gian xác định.
C. Vì nước hoa chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
- D. Vì nước hoa có hình dạng không xác định.
Câu 2: Bình ô-xi được dùng trong y tế để hỗ trợ bệnh nhân có vấn đề về hô hấp. Tại sao người ta có thể nạp khí ô-xi vào bình chứa?
A. Ở nhiệt độ rất thấp, khí ô-xi chuyển thành dạng lỏng và được nạp vào bình chứa.
- B. Ở nhiệt độ rất cao, khí ô-xi chuyển thành dạng lỏng và được nạp vào bình chứa.
- C. Ở nhiệt độ rất thấp, khí ô-xi chuyển thành dạng rắn và được nạp vào bình chứa.
- D. Ở nhiệt độ rất cao, khí ô-xi chuyển thành dạng rắn và được nạp vào bình chứa