Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 KNTT bài 13: Sinh sản của thực vật có hoa

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 13: Sinh sản của thực vật có hoa Khoa học 5 kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là

  • A. quả.
  • B. rễ.
  • C. hoa.
  • D. lá.

Câu 2: Bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục đực?

  • A. Đài hoa.
  • B. Nhị hoa.
  • C. Cánh hoa.
  • D. Nhụy hoa.

Câu 3: Bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục cái?

  • A. Đài hoa.
  • B. Nhị hoa.
  • C. Cánh hoa.
  • D. Nhụy hoa.

Câu 4: Sau khi hoa được thụ phấn, bầu nhụy sẽ phát triển thành gì? 

  • A. Phôi.
  • B. Hạt chứa phôi.
  • C. Quả chứa hạt.
  • D. Hợp tử.

Câu 5: Thụ tinh diễn ra ở đâu?

  • A. Noãn.
  • B. Bầu nhụy.
  • C. Phôi.
  • D. Quả.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Hoa không gồm bộ phận nào sau đây?

  • A. Đài.
  • B. Cánh.
  • C. Nhị.
  • D. Quả.

Câu 2: Bộ phận nào của quả hình thành nên cây cà chua con?

  • A. Hạt.
  • B. Nhị.
  • C. Nhụy.
  • D. Lá.

Câu 3: Bộ phận số 6 trong hình có tên là gì?

  • A. Bao phấn.
  • B. Đầu nhụy.
  • C. Chỉ nhị.
  • D. Vòi nhụy.

Câu 4: Thụ phấn xảy ra khi nào?

  • A. Khi đầu nhụy nhận được hạt phấn.
  • B. Khi đầu nhụy rụng.
  • C. Khi bầu nhụy phát triển thành quả.
  • D. Khi hợp tử phát triển thành phôi.

Câu 5: Bộ phận số 1 trong hình có tên là gì?

  • A. Bao phấn.
  • B. Đầu nhụy.
  • C. Chỉ nhị.
  • D. Vòi nhụy.

Câu 6: Bộ phận trong hình có tên là gì?

A close-up of a flower

Description generated with very high confidence

  • A. Nhụy.
  • B. Đài.
  • C. Nhị.
  • D. Cánh.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Hoa nào dưới đây là hoa đơn tính?

  • A. Hoa bưởi.
  • B. Hoa chuối.
  • C. Hoa bí ngô.
  • D. Hoa đậu đũa.

Câu 2: Hoa bồ công anh thụ phấn bằng cách nào?

  • A. Thụ phấn nhờ côn trùng.
  • B. Thụ phấn nhờ gió.
  • C. Tự thụ phấn.
  • D. Thụ phấn nhờ chim.

Câu 3: Hoa nào dưới đây là hoa lưỡng tính?

  • A. Hoa bưởi.
  • B. Hoa mướp.
  • C. Hoa dưa chuột.
  • D. Hoa bí.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Có hai vườn nhãn, một vườn nuôi ong và một vườn không nuôi ong. Vì sao vườn nuôi ong có năng suất cao hơn (quả nhiều hơn), thu nhập cao hơn vườn không nuôi ong?

  • A. Vì chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn vào cây ở vườn không nuôi ong, khiến lá cây phát triển mạnh mẽ nên quả nhãn không đạt năng suất.
  • B. Vì vườn nuôi ong có xác ong nên đất có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Vì ong lấy mật hoa sẽ thụ phấn cho hoa giúp tạo quả nhiều hơn, ong còn tạo mật nên sẽ có thu nhập cao hơn vườn không nuôi ong.
  • D. Vì trong con ong có chất dinh dưỡng giúp cây nhãn phát triển và đạt năng suất cao.

Câu 2: Vì sao khi trồng dưa lưới, người ta dùng tăm bông hoặc cọ mềm lấy hạt phấn ra khỏi nhị của hoa đực và đưa vào đầu nhụy của hoa cái?

  • A. Giúp tăng hiệu suất thụ phấn và giúp quả dưa phát triển đồng đều hơn.
  • B. Giúp tăng hiệu suất thụ phấn và giúp cây có nhiều quả hơn.
  • C. Giúp tăng nguồn dinh dưỡng cho cây.
  • D. Giúp quả dưa có hình dạng đẹp hơn.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 KNTT bài 13: Sinh sản của thực vật có , Trắc nghiệm Khoa học 5 KNTT bài 13: Sinh sản của thực vật có , Câu hỏi trắc nghiệm bài 13: Sinh sản của thực vật có Khoa học 5 KNTT 

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học 5 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net