Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 KNTT bài 17: Vùng Tây Nguyên

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 17: Vùng Tây Nguyên Địa lí 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (11 CÂU)

Câu 1: Các tỉnh nào sau đây thuộc vùng Tây Nguyên ?

  • A. Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Khánh Hòa.
  • B. Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Ninh Thuận.
  • C. Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Thuận.
  • D. Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.

Câu 2: Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất nước ta

  • A. Đất feralit.
  • B. Đất phù sa.
  • C. Đất badan.
  • D. Đất xám phù sa cổ.

Câu 3: Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn ở vùng Tây Nguyên?

  • A. Sắt.
  • B. Bô xít.
  • C. Apatit.
  • D. Than đá.

Câu 4: Đất badan màu mỡ ở Tây Nguyên thích hợp nhất với các loại cây nào?

  • A. cà phê, cao su, hồ tiêu.
  • B. cà phê, bông, mía.
  • C. cao su, dừa, bông.
  • D. điều, đậu tương, lạc.

Câu 5: Tỉnh nào có diện tích trồng cà phê nhiều nhất nước ta?

  • A. Kon Tum.
  • B. Gia Lai.
  • C. Đắk Lắk.
  • D. Lâm Đồng.

Câu 6: Tình nào có diện tích trồng cao su nhiều nhất?

  • A. Gia Lai.
  • C. Lâm Đồng.
  • D. Đắk Lắk.

Câu 7: Địa hình Tây Nguyên có đặc điểm nổi bật gì?

  • A. Núi cao bị cắt xẻ mạnh.
  • B. Cao nguyên xếp tầng.
  • C. Núi xen kẽ với đồng bằng.
  • D. Cao nguyên đá vôi.

Câu 8: Tỉnh nào nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia?

  • A. Gia Lai
  • B. Đắk Lắk
  • C. Kon Tum
  • D. Lâm Đồng

Câu 9: Cây chè được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên?

  • A. Kon Tum.
  • B. Gia Lai.
  • C. Đắk lắk.
  • D. Lâm Đồng.

Câu 10: Trung tâm công nghiệp quan trọng của Tây Nguyên là:

  • A. Đà Lạt.
  • B. Plây-ku.
  • C. Buôn Ma Thuột.
  • D. Kon Tum.

Câu 11: Ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là:

  • A. Công nghiệp khai khoáng.
  • B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
  • C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. Chế biến nông - lâm sản.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Giải pháp nào sau đây không có tác dụng với việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

  • A. Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng.
  • B. Đẩy mạnh giao đất, giao rừng.
  • C. Phát triển khai thác, chế biến gỗ.
  • D. Khai thác hợp lí đi đôi với trồng rừng.

Câu 2: Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là gì?

  • A. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.
  • B. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
  • C. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê.
  • D. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.

Câu 3: Điểm đặc biệt nhất về vị trí địa lý của Tây Nguyên là:

  • A. giáp 2 quốc gia.
  • B. giáp 2 vùng kinh tế.
  • C. không giáp biển.
  • D. giáp Đông Nam Bộ.

Câu 4: Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?

  • A. Giải quyết việc làm, tạo ra tập quán sản xuất mới.
  • B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.
  • C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.
  • D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

  • A. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
  • B. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
  • C. Hoàn thiện quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp.
  • D. Hạn chế người nhập cư để giảm sức ép về vấn đề việc làm.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì?

  • A. Quy hoạch lại vùng chuyên canh.
  • B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
  • C. Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp.
  • D. Tìm thị trường tiêu thụ ổn định.

Câu 2: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là gì?

  • A. Thay đổi giống cây mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.
  • B. Phát triển các mô hình kinh tế trang trại với quy mô ngày càng lớn.
  • C. Xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.
  • D. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và thành lập các nông trường.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, vấn đề cần chú ý nhất là gì?

  • A. Không làm thu hẹp diện tích rừng.
  • B. Đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến.
  • C. Xây dựng mạng lưới giao thông vận tải.
  • D. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.

Câu 2: Tại sao Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của nước ta?

  • A. Là cửa ngõ cho duyên hải Nam Trung Bộ mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia.
  • B. Vị trí nằm tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ.
  • C. Ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia.
  • D. Đây là vùng duy ở nước ta không giáp biển.

Câu 3: Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là gì?

  • A. Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.
  • B. Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.
  • C. Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
  • D. Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.

Câu 4: Tỉnh nào sau đây nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia?

  • A. Gia Lai.
  • B. Đăk Lăk.
  • C. Kon Tum.
  • D. Lâm Đồng. 
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 17: Vùng Tây Nguyên , Trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 17: Vùng Tây Nguyên , Câu hỏi trắc nghiệm bài 17: Vùng Tây Nguyên Địa lí 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Địa lí 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net