Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 KNTT bài 8: Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 8: Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta Địa lí 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Đâu là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất lớn nhất nước ta?

  • A. Ninh Bình.
  • B. Na Dương.
  • C. Uông Bí.
  • D. Phả Lại.

Câu 2: Tài nguyên được sử dụng cho tổ hợp nhà máy điện có công suất lớn nhất ở nước ta hiện nay là:

  • A. than đá.
  • B. dầu mỏ.
  • C. khí đốt.
  • D. thủy năng.

Câu 3: Các trung tâm công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chủ yếu phân bố ở đâu?

  • A. Các thành phố lớn.
  • B. Gần nguồn nguyên liệu.
  • C. Gần đường giao thông.
  • D. Nơi tập trung đông dân cư.

Câu 4: Vùng nào ở nước ta có lợi thế nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản?

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng Sông Cửu Long.
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 5: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở đâu?

  • A. Các khu công nghiệp tập trung.
  • B. Gần các cảng biển.
  • C. Xa các khu dân cư.
  • D. Đầu nguồn của các dòng sông.

Câu 6: Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây?

  • A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
  • B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
  • C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • D. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.

Câu 7: Trung tâm công nghiệp thường là:

  • A. tổ chức ở trình độ thấp.
  • B. các thành phố nhỏ.
  • C. các vùng lãnh thổ rộng lớn.
  • D. các thành phố vừa và lớn.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện nước ta là gì?

  • A. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.
  • B. Chế độ nước thất thường.
  • C. Lưu lượng nước sông ngòi nhỏ.
  • D. Sông ngòi ngắn và dốc.

Câu 2: Đà Nẵng là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

  • A. Vùng công nghiệp.
  • B. Điểm công nghiệp.
  • C. Trung tâm công nghiệp.
  • D. Khu công nghiệp.

Câu 3: Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm có:

  • A. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, công nghệ.
  • B. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
  • C. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
  • D. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Câu 4: Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình, trung tâm nhỏ là dựa vào:

  • A. giá trị sản xuất.
  • B. vị trí địa lí.
  • C. diện tích.
  • D. vai trò.

Câu 5: Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là :

  • A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
  • C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ.
  • D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Vùng nào sau đây dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp?

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Đồng bằng sông Hồng
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 2: Các trung tâm công nghiệp chế biến của nước ta tập trung nhiều ở các vùng nào sau đây?

  • A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước?

  • A. Tỉ trọng giá trị công nghiệp cao nhất cả nước.
  • B. Các trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất.
  • C. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất.
  • D. Những trung tâm công nghiệp ở rất gần nhau.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Điều kiện nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến mức độ tập trung công nghiệp cao ở một số vùng lãnh thổ nước ta?

  • A. Vị trí địa lí thuận lợi.
  • B. Dân số tăng nhanh.
  • C. Kết cấu hạ tầng tốt.
  • D. Thị trường tiêu thụ rộng.

Câu 2: Điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở nước ta là gì?

  • A. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX.
  • B. Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều.
  • C. Khu công nghiệp có ranh giới địa lí rõ ràng, trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ước.
  • D. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 8: Thực hành: Xác định các trung , Trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 8: Thực hành: Xác định các trung , Câu hỏi trắc nghiệm bài 8: Thực hành: Xác định các trung Địa lí 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Địa lí 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net