1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (13 CÂU)
Câu 1: Than nâu có ở khu vực nào nước ta?
- A. Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
- D. Tây Nguyên.
Câu 2: Nền công nghiệp thân thiện với môi trường, giúp điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn là định nghĩa của:
- A. Công nghiệp sản xuất, chế biến.
B. Công nghiệp xanh.
- C. Công nghiệp khai khoáng.
- D. Công nghiệp sản xuất điện.
Câu 3: Khu vực nào có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước?
A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Tây Nguyên.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4: Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở đâu?
A. Thị trường tiêu thụ.
- B. Vùng duyên hải.
- C. Vùng nông thôn.
- D. Gần nguồn nguyên liệu.
Câu 5: Nhân tố quan trọng nào sau đây làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp?
- A. Thị trường.
- B. Chính sách.
C. Tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
- D. Dân cư và lao động.
Câu 6: Đâu là lợi ích về dân cư và lao động của Việt Nam trong phát triển công nghiệp?
- A. Kí kết hiệp định thương mại với các quốc gia phát triển khác.
- B. Áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- C. Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
D. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
Câu 7: Khoáng sản a-pa-tít có ở tỉnh nào nước ta?
- A. Lâm Đồng.
- B. Ninh Bình.
C. Lào Cai.
- D. Cà Mau.
Câu 8: Điều kiện khí hậu thuận lợi nào giúp nước ta phát triển điện mặt trời, điện gió?
- A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Số giờ nắng cao, lượng bức xạ lớn, gió quanh năm.
- C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- D. Nguồn nước dồi dào.
Câu 9: Đặc điểm của các mỏ khoáng sản nước ta là:
A. Quy mô nhỏ, phân bố không tập trung.
- B. Có trữ lượng lớn, dồi dào để sản xuất.
- C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- D. Tạo nguồn động lực để phát triển các ngành công nghiệp khác.
Câu 10: Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm?
- A. Đóng tàu, ô tô.
- B. Luyện kim.
C. Năng lượng.
- D. Khai thác, chế biến lâm sản.
Câu 11: Sử dụng than trong sản xuất nhiệt điện ở nước ta gây ra vấn đề môi trường chủ yếu nào sau đây?
- A. Cạn kiệt khoáng sản.
B. Ô nhiễm không khí.
- C. Phá hủy tầng đất mặt.
- D. Ô nhiễm nguồn nước.
Câu 12: Công nghiệp khai thác sắt thường ở khu vực nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- B. Tây Nguyên.
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- D. Đông Nam Bộ.
Câu 13: Tỉnh nào không có nhiều nhà máy điện mặt trời?
- A. Ninh Thuận.
- B. Bình Thuận.
C. Phú Mỹ.
- D. Đắk Lắk.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp?
- A. Dân cư và lao động.
B. Khoáng sản, sinh vật.
- C. Chính sách công nghiệp.
- D. Khoa học công nghệ, vốn và cơ sở vật chất kĩ thuật.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
- A. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
- B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
D. Đầu tư mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.
Câu 3: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Công nghiệp luyện kim.
- B. Công nghiệp năng lượng.
- C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
- D. Chế biến lương thực thực phẩm.
Câu 4: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?
- A. Luyện kim.
- B. Cơ khí.
- C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Khai thác mỏ.
Câu 5: Nhân tố quan trọng nào làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp?
- A. thị trường.
- B. chính sách.
C. tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
- D. dân cư và lao động.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Trình độ phát triển công nghiệp hóa của một nước biểu thị đặc điểm nào dưới đây?
- A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của quốc gia.
- B. Trình độ lao động, khoa học của một quốc gia.
- C. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.
D. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.
Câu 2: Than có chất lượng tốt nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Tây Bắc.
D. Đông Bắc.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?
- A. Hạ giá thành sản phẩm.
- B. Tăng năng suất lao động.
C. Đa dạng hóa sản phẩm.
- D. Nâng cao chất lượng.
Câu 4: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta?
A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
- B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau.
- C. Gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
- D. Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Vì sao một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển?
- A. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
- B. Thiếu nguồn lao động đặc biệt nguồn lao động có tay nghề.
- C. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém và vị trí địa lí không thuận lợi.
D. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng,...
Câu 2: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở việc:
- A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phần lớn dân cư.
- B. tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến và khai thác hiệu quả tài nguyên.
- C. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thên nhiên, tạo ra việc làm cho dân cư.
D. cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.
Câu 3: Công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh xung quanh các thành phố lớn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
- A. Lao động có kĩ thuật cao.
- B. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- D. Giao thông vận tải phát triển.