1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (13 CÂU)
Câu 1: Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là:
- A. Đông nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ.
- B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
C. Đông nam Bộ và Tây Nguyên.
- D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 2: Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vùng này có:
- A. cơ sở vật chất hiện đại.
B. cơ sở thức ăn dồi dào.
- C. nguồn vốn đầu tư tăng lên.
- D. lao động giàu kinh nghiệm.
Câu 3: Loại cây công nghiệp được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ của nước ta là:
A. cao su.
- B. cà phê.
- C. chè.
- D. hồ tiêu.
Câu 4: Đâu là cây công nghiệp hàng năm?
- A. Cà phê.
B. Đậu tương.
- C. Cao su.
- D. Hồ tiêu.
Câu 5: Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở trung du và miền núi nước ta chủ yếu dựa vào:
- A. hoa màu lương thực.
- B. phụ phẩm thủy sản.
- C. thức ăn công nghiệp.
D. đồng cỏ tự nhiên.
Câu 6: Lạc và Đậu tương có sản lượng lớn tập trung ở đâu?
- A. Đông Nam Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C. Tây Nguyên.
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 7: Tính tới năm 2021, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp nước ta là:
- A. 5,18%
- B. 4,18%
C. 3,18%
- D. 2,18%
Câu 8: Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay bị thu hẹp, chủ yếu do sự phát triển của:
A. công nghiệp hóa, đô thị hóa.
- B. hiện đại hóa, cơ giới hóa.
- C. đô thị hóa, cơ giới hóa.
- D. cơ giới hóa, thủy lợi hóa.
Câu 9: Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho hoạt động khai thác hải sản ở nước ta?
- A. Có dòng biển chảy ven bờ.
B. Có các ngư trường trọng điểm.
- C. Có nhiều đảo, quần đảo.
- D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.
Câu 10: Tính đến năm 2021, ngành trồng trọt chiếm bao nhiêu so với giá trị sản xuất của ngành công nghiệp?
- A. Ít hơn 50%.
- B. Nhiều hơn 50%.
- C. Ít hơn 60%.
D. Nhiều hơn 60%.
Câu 11: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là:
A. cây lương thực.
- B. cây rau đậu.
- C. cây công nghiệp.
- D. cây ăn quả.
Câu 12: Cây công nghiệp ở nước ta có nguồn gốc chủ yếu là:
- A. ôn đới.
B. nhiệt đới.
- C. cận nhiệt.
- D. xích đạo.
Câu 13: Khu vực đồi núi nước ta có thế mạnh nông nghiệp chủ yếu nào sau đây?
- A. Trông các cây hàng năm và nuôi gia cầm.
- B. Chăn nuôi các loại gia cầm và gia súc nhỏ.
C. Trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
- D. Sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay có xu hướng phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?
- A. Đồng bằng duyên hải.
- B. Các đồng bằng ven sông.
C. Ven các thành phố lớn.
- D. Các cao nguyên badan.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng với xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Giảm tỉ trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- B. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp.
- C. Tăng tỉ trọng chăn nuôi lấy thịt và sữa.
- D. Tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
Câu 3: Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do:
- A. áp dụng nhiều biện pháp khoa học kĩ thuật.
B. trình độ thâm canh cao hơn.
- C. sử dụng nhiều giống cao sản.
- D. người dân có kinh nghiệm trong sản xuất.
Câu 4: Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là:
A. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai.
- B. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.
- C. phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
- D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.
Câu 5: Vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây chè chủ yếu dựa vào điều kiện nào sau đây?
- A. Nhiều đồi núi thấp, giống cây tốt.
- B. Địa hình phân bậc, nhiều loại đất.
- C. Khí hậu nhiệt đới, đủ nước tưới.
D. Khí hậu cận nhiệt, đất thích hợp.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là:
- A. khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
- B. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
C. tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
- D. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay phát triển nhanh?
A. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
- B. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng.
- C. Công nghiệp chế biến đáp ứng được nhu cầu.
- D. Ứng dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là:
A. nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng.
- B. vùng biển ở một số địa phương bị ô nhiễm.
- C. nước biển dâng, bờ biển nhiều nơi bị sạt lở.
- D. có nhiều cơn bão xuất hiện trên Biển Đông.
Câu 4: Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn của nước ta chủ yếu là do:
- A. thị trường tiêu thụ lớn, lao động có kinh nghiệm.
- B. lao động có kinh nghiệm, dịch vụ thú y đảm bảo.
- C. dịch vụ thú y đảm bảo, nguồn thức ăn phong phú.
D. nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 5: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông sản nước ta?
- A. Đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến.
- B. Đẩy mạnh chế biến, sản xuất chuyên canh.
- C. Đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng giống mới.
D. Đẩy mạnh chế biến, sử dụng giống mới.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Giải pháp chủ yếu để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:
A. phát triển nông sản xuất khẩu, thay đổi cơ cấu mùa vụ.
- B. sử dụng các giống cây ngắn ngày, đẩy mạnh thâm canh.
- C. đa dạng tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ.
- D. chú trọng bảo quản nông sản, chuyên môn hóa sản xuất.
Câu 2: Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước, đẩy mạnh tăng vụ là do nguyên nhân nào?
- A. Mạng lưới sông ngoài dày đặc.
- B. Khí hậu phân hóa theo độ cao.
C. Khí hậu có nền nhiệt ẩm cao.
- D. Có diện tích đất feralit rất lớn.
Câu 3: Những vùng nuôi nhiều trâu ở nước ta là:
A. Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.